KẾ TOÁN THỰC TẾ - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN


lớp học kế toán thực hành

dịch vụ kế toán thuế

học kế toán online

khóa học gia sư kế toán

Tài liệu môn Xã hội học mới nhất 2021


Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, và đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử; là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc.

Tài liệu môn Xã hội học mới nhất 2021

Tài liệu môn xã hội học mới nhất 2021

Tổng hợp dạng câu hỏi môn Xã hội học

Câu 1: Tại sao nói xã hội là hệ thống chứa đựng nhiều phần tử có những hành động xã hội khác nhau và có quan hệ tương tác nhau?

 ( sử dụng mô hình trong Tiết 1 tôi đã nói với các em, bắt đầu phân tích sự hình thành xã hội từ các cá nhân đơn lẻ, các cá nhân đó theo thời gian hình thành các nhóm, các tổ chức; giữa các nhóm và tổ chức đó có các quan hệ tác động qua lại và các hành động nhằm đạt lợi ích nhất định….)

 Xã hội là một hệ thống các hoạt động và các quan hệ của con người có đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa chung cùng cư trú trên một lãnh thổ ở một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Xã hội được hình thành từ các cá nhân đơn lẻ có những hoạt động kinh tế xã hội nhất định tương hỗ với nhau để đảm bảo sự sống, có hệ thống các mối quan hệ tương tác với nhau một cách trực tiếp hay gián tiếp. Trải qua thời gian, các cá nhân đơn lẻ đó hình thành các nhóm xã hội, tổ chức xã hội. Các tổ chức xã hội tồn tại các tương tác xã hội và các hoạt động xã hội, trong đó các cá nhân có quan hệ tác động qua lại và có các hành động nhằm đạt lợi ích nhất định. Như vậy, quan hệ xã hội và hoạt  động xã hội của con người được thể hiện qua 4 yếu tố: tổ chức xã hội, quan hệ xã hội, hoạt động xã hội, tương tác xã hội. Để 4 yếu tố này cùng song song hoạt động cần có những tương tác “hợp lý”. Vì vậy, xã hội đã tạo nên hệ thống các quy định xã hội và luôn đảm bảo sự tự do nhất định cho các cá nhân. Hệ thống quy định xã hội có sự chi phối trở lại với 4 yếu tố nêu trên, chính điều đó tạo nên sự “hợp lý”. Bên cạnh đó, các quy định xã hội cũng chi phối tới ý thức trong hành vi của con người, đó là hành vi có ý thức và những hành vi không có ý thức. Như vậy,  xã hội thực sự là một hệ thống chứa đựng nhiều phần tử có những hành động xã hội khác nhau và có quan hệ tương tác nhau.

 

Câu 2: Tại sao nói thuyết đồng cảm xã hội cho ta thấy bản chất xã hội theo một chiều?

Thuyết đồng cảm xã hội của Durkheim cho rằng các cá nhân, nhóm xã hội đề có nguồn gốc chung là nền văn hóa xã hội gồm các giá trị, chuẩn mực xã hội, do đó có sự đồng cảm xã hội chung, đây là nguồn gốc thống nhất xã hội.

Xét về cơ cấu xã hội, trật tự xã hội chỉ có được trong sự phát triển chung và tương tác giữa mối quan hệ cá nhân và xã hội trong hành động xã hội. Về hành động xã hội có sự chi phối hai chiều, một mặt liên quan đến hành vi của cá nhân có đặc điểm tâm sinh lý nhất định, mặt khác chịu sự chi phối của các thể chế xã hội thống nhất. Như vậy, văn hóa là cội nguồn của hành động xã hội và là quy luật phổ biến để duy trì trật tự xã hội. Các cá nhân , thông qua quá trình xã hội hóa, đã đạt được hành động xã hội thống nhất trên cơ sở đồng cảm văn hóa, do vậy đã đảm bảo được các quy tắc sống chung và hòa đồng vào xã hội. Xã hội hóa chính là điều kiện, phương tiện và con đường duy nhất để các cá nhân hội nhập với xã hội. Về phương pháp nghiêm cứu, theo thuyết đồng cảm xã hội thì dựa vào luận điểm “sự kiện xã hội” và quan sát diễn biến của nó trong thực tế cuộc sống để kết luận bản chất của chúng.

Như vậy, thuyết đồng cảm xã hội đã phản ánh rõ nguồn gốc thống nhất của xã hội, cho thấy bản chất của xã hội, song đó chỉ là một chiều. Bởi lẽ, theo thuyết đồng cảm xã hội, tất cả những xung đột xã hội là không chấp nhận được và là hành động đi trái với giá trị và chuẩn mực xã hội; do đó, thuyết đồng cảm xã hội không chỉ ra được sự khác biệt lợi ích xã hội đã dẫn đến xung đột xã hội như thế nào.

 

Câu 3: Tại sao nói thuyết cơ cấu chức năng cho thấy bản chất xã hội theo một chiều?

Thuyết cơ cấu chức năng đã được Durkheim phác họa và Talcott Parsons hoàn thiện để nghiên cứu xã hội Châu Âu và Mỹ.

Thuyết cơ cấu chức năng cho rằng mỗi cá nhân, nhóm và tổ chức xã hội đều có chức năng xã hội nhất định theo sự phân công lao động xã hội, đã tạo thành hệ thống xã hội thống nhất có cơ cấu cụ thể. Mỗi phần tử trong hệ thống làm tròn bổn phận của mình thì sẽ tạo ra xã hội ổn định và phát triển. Lý thuyết này lấy cơ sở của giải phẫu và tiến hóa sinh vật để giải thích các vấn đề xã hội. Sự tồn tại và phát triển của các thể chế xã hội là do chức năng của nó trong việc duy trì trật tự xã hội. Xã hội hoạt động được là do tổ hợp các phần tử liên kết với nhau theo chức năng nhất định của sự tồn tại. Xã hội là một hệ thống các thiết chế phụ thuộc lẫn nhau và tham gia tạo nên sự ổn định bền vững của tổng thể. Trong hệ thống xã hội, các phần tử có vị trí, vai trò, chức năng nhất định và đảm bảo sự cân bằng giữa chúng để tạo sự ổn định và phát triển. Theo thuyết này, mọi xã hội đều giải quyết bốn yêu cầu cơ bản để tồn tại là: thích nghi, đạt đến mục tiêu, hội nhập và duy trì mẫu. Các thiết chế xã hội khác nhau đáp ứng mỗi yêu cầu trong số các yêu cầu này. Đồng thời, xã hội có bốn mức đời sống xã hội khác biệt về nhận thức là: hệ thống hành vi, hệ thống nhân cách, hệ thống xã hội và hệ thống văn hóa. Mỗi hệ thống đều có sức mạnh ngày càng tăng, song đều cần thiết cho hành động xã hội. Trong xã hội hiện đại có năm thiết chế chính: gia đình, tôn giáo, hệ thống chính trị, hệ thống kinh tế và giáo dục. Mỗi thiết chế có một chức năng xã hội nhất định nhưng đều tạo nên một sự thống nhất chung.

Như vậy, thuyết cơ cấu chức năng cho thấy sự thống nhất tất yếu của xã hội trong hệ thống phân công lao động xã hội. Song nó không chỉ ra được sự khác biệt lợi ích xã hội đã dẫn đến xung đột xã hội. Chính vì vậy thuyết này chỉ cho thấy bản chất xã hội theo một chiều.

 

Câu 4: Tại sao nói thuyết hành động xã hội cho thấy bản chất xã hội đa chiều?

Theo thuyết hành động xã hội của Max Weber, hành động của các cá nhân và nhóm bị chi phối bởi động cơ, mục tiêu, tình cảm và truyền thống. Có bốn loại động cơ là: cảm xúc, thói quen truyền thống, giá trị và mục đích trần tục. Tương ứng với nó có bốn loại hành động là: hành động cảm xúc, hành động theo thói quen truyền thống, hành động giá trị và chuẩn mực hành động có mục đích. Bốn loại hành động trên luôn đan xen nhau và chi phối lẫn nhau đã dẫn đến các xung đột xã hội. Lý thuyết này có tác dụng thuyết phục đối với xã hội và thay đổi xã hội. Trái với tầm quan trọng của truyển thống trong xã hội phong kiến, xã hội hiện đại dựa trêntuw duy lý duy lý, sự thay đổi này như là sự hợp lý hóa xã hội. Sự hợp lý trong xã hội hiện đại là nền tảng của bộ máy quan liêu. Những đặc điểm chính của hình thức này là: chuyên môn hóa, sắp xếp chức vụ theo thứ bậc, quy tắc và quy định bao quát, nhấn mạnh đến cạnh tranh kỹ thuật, tính khách quan và tính truyền đạt chính chức bằng văn bản.

Thuyết hành động xã hội cho rằng các cá nhân tổ chức xã hội đều hành động trên những khung quy chiếu hành động nhất định do: mục đích, lợi ích, động cơ, tình cảm, thói quen, truyền thống quyết định. Trong thực tế xã hội các khung quy chiếu hành động này khác nhau rất nhiều thậm chí đối lập nhau, do đó xung đột xã hội là tất yếu. Để giảm thiểu xung đột, nhà nước cần phải thống nhất tương đối các khung quy chiếu hành động xã hội. Như vậy, thuyết hành động xã hội cho chúng ta thấy rõ nét bản chất xã hội trong không gian và thời gian cụ thể hay chính là bản chất xã hội đa chiều.

 

Qua những dạng câu hỏi trên giúp bạn cải thiện lại kiến thức môn Xã hội học cũng như dưới đây đã tổng hợp tài liệu môn học Xã hội học mới nhất cho các bạn tham khảo.

 

Tài liệu tham khảo môn Xã hội học mới nhất : Tại đây

 

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo