KẾ TOÁN THỰC TẾ - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN


lớp học kế toán thực hành

dịch vụ kế toán thuế

học kế toán online

khóa học gia sư kế toán

Kế toán ra trường sẽ làm gì


Kế toán ra trường sẽ làm gì ? Những người được đào tạo nghề kế toán có thể làm việc cho nhiều đơn vị, tổ chức khác nhau. Và câu hỏi đặt ra là kế toán ra trường sẽ làm gì ?

học kế toán ra trường làm gì

Nhiều bộ phận, phòng ban của các doanh nghiệp, chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận…đòi hỏi nhân lực phải được trang bị các kiến thức về kế toán ở các cấp độ khác nhau tuỳ theo công việc. Thông thường, nhân lực kế toán hoạt động trong các lĩnh vực chuyên môn chủ yếu sau: (1) Kế toán tư nhân, (2) Kế toán công chứng, (3) Kế toán nhà nước.

Kế toán ra trường sẽ làm gì

Kế toán tư nhân

Các kế toán viên làm việc cho các doanh nghiệp với tư cách là một người lao động  của doanh nghiệp hay nói cách khác là một thành phần của bộ máy quản lý của doanh nghiệp được xem là hoạt động trong lĩnh vực kế toán tư nhân. Trong lĩnh vực này, kế toán viên của doanh nghiệp đảm trách nhiệm vụ vận hành hệ thống thông tin kế toán nhằm lập các báo cáo tài chính phục vụ các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Hoạt động của các kế toán viên được tổ chức thành bộ máy kế toán hoặc rộng hơn là một hệ thống thông tin kế toán. Người đứng đầu bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm chính  trong việc lập báo cáo tài chính được gọi là kế toán trưởng. Kế toán trưởng là một trong những nhân sự chủ chốt của bộ máy quản lý doanh nghiệp và thường đảm nhận chức năng kiểm soát trong doanh nghiệp. Ở Việt Nam, để được bổ nhiệm kế toán trưởng, một cá nhân cần đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn do pháp luật qui định.

Kế toán trong lĩnh vực tư nhân có các đặc điểm sau:

- Quá trình làm việc của các kế toán viên trong lĩnh vực tư nhân chính là quá trình bán sức lao động để hưởng lương chứ không mang tính chất cung cấp dịch vụ để thu phí.

- Các khoản tiền hoặc lợi ích mà doanh nghiệp thanh toán cho các kế toán viên của mình được coi là chi phí tiền lương của doanh nghiệp đó, chứ không phải chi phí dịch vụ.

- Các kế toán viên làm việc trong lĩnh vực tư nhân không nhất thiết phải có chứng chỉ hành nghề độc lập.

Số lượng kế toán viên mà một doanh nghiệp cần thuê mướn chủ yếu phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn có thể có nhiều lao động kế toán, được phân công trong các lĩnh vực chuyên môn cụ thể như:

+ Kế toán quản trị: cung cấp dữ liệu và báo cáo cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động. Các kế toán viên quản trị chủ yếu tập trung vào công tác lập kế hoạch lợi nhuận, lập dự toán và kiểm soát chi phí. Hoạt động của các kế toán viên này được phối hợp với hoạt động của các nhà quản trị  để xây dựng các mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh nghiệp.

+ Kế toán chi phí: là một phần chuyên biệt của kế toán quản trị, kế toán phí chỉ tập trung vào việc thu thập và xử lý dữ liệu về chi phí. Kế toán viên đảm nhận công tác kế toán phí có nhiệm vụ nhận diện và phân tích chi phí cho từng sản phẩm hoặc bộ phận riêng biệt trong doanh nghiệp. Kế toán phí cho phép các nhà quản trị có thể kiểm soát được chi phí và đem lại lợi nhuận từ hoạt động.

+ Kiểm toán nội bộ: các kiểm toán viên nội bộ có nhiệm vụ hỗ trợ kiểm soát trong tổ chức. Công việc chủ yếu của các nhân viên này là đánh giá các hoạt động và kiểm soát các hệ thống trong doanh nghiệp với mục tiêu đảm bảo cho các hoạt động được vận hành một cách có hiệu quả.

Kế toán công chứng

Kế toán công chứng (kế toán công) là thuật ngữ dùng để chỉ lĩnh vực chuyên môn trong đó các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp kế toán được cung cấp cho các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức dưới dạng dịch vụ từ những cá nhân hành nghề kế toán độc lập (kế toán viên công chứng) hoặc các công ty chuyên hành nghề kế toán. Để có thể được hành nghề độc lập về cung cấp dịch vụ kế toán, một cá nhân cần phải trải qua các khoá đào tạo và các kỳ

thi sát hạch để được cấp chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ hành nghề được cấp theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm hoạt động và đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên. Các tiêu chuẩn này phụ thuộc vào quy định của từng quốc gia.

Các kế toán viên công chứng có thể hoạt động độc lập hoặc tham gia một công ty chuyên nghiệp (công ty kiểm toán, công ty hành nghề kế toán…), thực hiện cung cấp dịch vụ về kế toán cho các cá nhân, đơn vị để thu phí. Các dịch vụ chủ yếu được cung cấp trong lĩnh vực kế toán công chứng bao gồm: (1) Kiểm toán, (2) Dịch vụ về thuế, đại lý thuế, (3) Dịch vụ tư vấn quản lý. Thông thường, lĩnh vực hoạt động trọng tâm của một công ty hành nghề kế toán sẽ bị chi phối chủ yếu bởi quy mô công ty đó. Ví dụ như các công ty kiểm toán lớn sẽ tiến hành kiểm toán và cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý cho các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Các công ty kiểm toán nhỏ sẽ phục vụ các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc tư vấn thuế cho các cá nhân. Tuy nhiên, một số công ty kiểm toán lớn có thể thành lập các bộ phận kinh doanh chuyên phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ.

+ Kiểm toán: là một trong những chức năng cơ bản của kế toán công chứng, nghĩa là đánh giá độc lập về các báo cáo tài chính của một đơn vị. Đơn vị thực hiện hoạt động kiểm toán không phải là một bộ phận của doanh nghiệp, tổ chức được kiểm toán (người đi thuê công ty kiểm toán). Sự độc lập này nhằm đảm bảo cho việc kiểm toán sẽ được tiến hành một cách khách quan. Sau khi kiểm toán, công ty kiểm toán cần phát hành báo cáo kiểm toán, trong đó trình bày rõ quan điểm, đánh giá của kiểm toán viên, kế toán viên công chứng về tính trung thực và hợp lý của những báo cáo kế toán của đơn vị được kiểm toán.

+ Dịch vụ thuế: được cung cấp cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ cho các đối tượng này trong việc lập kế hoạch thuế và lập báo cáo thuế. Với các kiến thức của mình, kế toán viên sẽ tư vấn và trợ giúp cho khách hàng của mình các phương án tối ưu để kết hợp hài hoà việc tuân thủ pháp luật và giảm thiểu nghĩa vụ nộp thuế.

+ Dịch vụ tư vấn quản lý: cùng với sự phát triển của nền kinh tế, công nghệ thông tin, thị trường… dịch vụ tư vấn quản lý được cung cấp bởi kế toán công chứng có sự tăng tưởng đáng kể, đem lại doanh thu lớn cho các công ty hoặc cá nhân hành nghề kế toán. Dịch vụ tư vấn quản lý bao gồm nhiều loại, từ lập kế hoạch tài chính đến nghiên cứu chi phí, đến thiết kế và triển khai hệ thống xử lý dữ liệu điện tử cho các doanh nghiệp.

Kế toán Nhà nước

Hoạt động của các cơ quan Nhà nước cũng đòi hỏi có sự đóng góp của kế toán. Trong lĩnh vực kế toán Nhà nước, nhiệm vụ chính của kế toán là thu thập và xử lý các thông tin tài chính liên quan đến hoạt động của bộ máy nhà nước, hỗ trợ các cơ quan này trong việc thực thi các chính sách thuế, kiểm soát thu – chi ngân sách nhà nước, đảm bảo tính minh bạch, công khai của các hoạt động của Nhà nước, ngăn chặn gian lận, tham nhũng…

Với các chức năng và hoạt động kể trên, có thể thấy nghề kế toán đã có những đóng góp to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng. Kinh tế - xã hội càng phát triển thì vai trò của kế toán càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, cho dù ở lĩnh vực chuyên môn nào, kế toán luôn cần bảo đảm trách nhiệm đối với sự trung thực, hợp lý của các thông tin cung cấp cho các đối tượng sử dụng.

Trên là bài viết kế toán ra trường làm gì ? giúp bạn hiểu được phần nào công việc kế toán thực tế hiện nay tại Việt Nam, nếu bạn chưa tự tin về kế toán muốn tìm hiểu một khóa học kế toán thực hành thì liên hệ với chúng tôi

Kiến thức cơ bản sẽ giúp bạn tư tin hơn tham khảo thêm bài: Giáo trình nguyên lý kế toán

Liên tục khai giảng trong tháng này:

Khóa học kế toán thực hành tại Thủ Đức

⇒  Khóa học kế toán thực hành tại Bắc Ninh

Ngoài bài viết kế toán ra trường làm gì các bạn có thể tham khảo thêm bài: Tài sản trong doanh nghiệp bao gồm những gì

 

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo