KẾ TOÁN THỰC TẾ - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN


lớp học kế toán thực hành

dịch vụ kế toán thuế

học kế toán online

khóa học gia sư kế toán

Cách tăng chi phí hợp lý cho doanh nghiệp năm 2020


Cách tăng chi phí hợp lý cho doanh nghiệp từ thương mại, sản xuất, dịch vụ, xây dựng, vận tải mà kế toán cần phải nắm vững giúp giảm thiểu tối đa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 

cách tăng chi phí hợp lý cho doanh nghiệp

Trong bài viết này dayketoan.vn sẽ tổng hợp lại một số cách tăng chi phí hợp lý cho doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí thuế TNDN

Một số cách tăng chi phí hợp lý cho doanh nghiệp chung như sau:

1/ Tăng chi phí lương nhân viên:

Để biết cách tăng chi phí hợp lý cho doanh nghiệp thì đối với lương nhân viên quản lý văn phòng luôn là lựa chọn hàng đầu vì giảm thiểu đáng kể chi phí thuế TNDN cho doanh nghiệp vì thu nhập này không phụ thuộc vào doanh thu không, còn nếu mức lương dành cho thu nhập từ nhân công, lao động thời vụ thì cần phải căn cứ vào chi phí sản xuất, để đưa ra mức phù hợp bởi vì giá thành sản xuất cao quá cũng dẫn tới cơ quan thuế soi kỹ trong trường hợp này kế toán phải tự cân đối chi phí hợp lý

Hồ sơ cần chuẩn bị:

+ Quy chế lương - Để xây dựng quy chế lương tham khảo: Công việc của kế toán tiền lương

+ Hợp đồng lao động  - Tải mẫu hợp đồng lao động: Mẫu hợp đồng lao động mới nhất

+ Bảng lương - Tải mẫu bảng lương: Mẫu bảng lương trên Excel

+ Bảng chấm công - Tải mẫu bảng chấm công: Mẫu bảng chấm công trên excel

Để tăng chi phí hợp lý cho doanh nghiệp bạn có thể tham khảo:

Mức lương tối đa là 11.000.000đ/tháng bao gồm cần chuẩn bị hồ sơ bảng lương, chấm công, HĐLĐ

♦ Cơm trưa tối đa: 680.0000đ/tháng: Hồ sơ gồm bảng lương, hợp đồng lao động, bảng chấm công Hoặc Tổ chức bếp ăn tập thể hoặc mua cơm ngoài có hóa đơn + Chấm công + Hợp đồng lao động

♦ Đồng phục cho nhân viên: Được chi trả tối đa là 5.000.000đ/ 1 nhân viên

♦ Đăng ký giảm trừ gia cảnh cho nhân viên: 4.400.000đ/tháng

Một số lưu ý liên quan tới lương đối với thu nhập lao động thời vụ:

- Nếu trả < 2.000.000/lần ký hợp đồng hoặc tháng thì cần: Hợp đồng lao động thời vụ, CMT phô tô, chứng từ thanh toán (phiếu chi lương có chữ ký), bảng thanh toán tiền lương...

- Nếu trả từ 2.000.000/ lần hoặc tháng trở lên thì cần: Hợp đồng lao động thời vụ, CMT phô tô, chứng từ thanh toán (phiếu chi lương có chữ ký), bảng thanh toán tiền lương, và phải khấu trừ 10% thuế TNCN

- Nếu không muốn khấu trừ 10% thì đăng ký MST cá nhân và làm Cam kết 02.

 Xem thêm chi tiết tại: Cách tính thuế thu nhập cá nhân

2/ Giảm thiểu thời gian khấu hao tài sản cố định

 Giảm thiểu thời gian khấu hao TSCĐ cũng giúp tăng chi phí hợp lý cho doanh nghiệp:

Căn cứ vào khung trích khấu hao tài sản cố định theo thông tư 45/2013/TT-BTC thì các bạn nên lựa chọn khung thời gian trích thấp nhất để làm tăng chi phí hợp lý cho doanh nghiệp

Ví dụ: Mua 1 ô tô trị giá 600tr, Thì theo thông tư 45 khung thời gian trích khấu hao dao động từ 6 -10 năm, như vậy bạn nên lựa chọn khung thời gian trích khấu hao của ô tô là 6 năm

Xem thêm chi tiết tại: Khung trích khấu hao tài sản cố định

3/ Tăng chi phí thuê nhà

Thêm chi phí thuê nhà cũng là cách tăng chi phí hợp lý cho doanh nghiệp

Để tăng chi phí thuê nhà bạn cần nắm vững:

Căn cứ tại điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP

- Nếu tổng số tiền thuê nhà < 100tr/năm: Thì bạn sẽ được miễn thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân

- Nếu tổng số tiền thuê nhà từ 100tr/năm trở lên: Sẽ phải nộp thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân

Cần chuẩn bị những hồ sơ sau:

+ Hợp đồng thuê nhà kèm CMT photo của chủ nhà làm trụ sở kinh doanh

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu phô tô (mục đích giải trình quyền sở hữu tài sản của chủ hộ)

+ Chứng từ thanh toán

4/ Tăng chi phí thuê xe của cá nhân

Tăng chi phí thuê xe của cá nhân cũng là một cách tăng chi phí hợp lý cho doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp đi thuê tài sản của cá nhân thì cần:

- Hợp đồng thuê tài sản

- Chứng từ trả tiền thuê tài sản (Chứng từ thanh toán)

- Tờ khai và chứng từ nộp tiền thuế thay (Nếu trường hợp trên hợp động ghi doah nghiệp sẽ nộp thay chủ nhả)

5/ Tăng chi phí quảng cáo, khuyến mãi, tiếp khách, du lịch

+ Hóa đơn công tác phí, phòng nghỉ, vé máy bay

+ Hóa đơn xăng dầu

+ Hóa đơn ăn uống, tiếp khách

+ Hóa đơn du lịch cho công ty

Cách tăng chi phí hợp lý cho doanh nghiệp áp dụng cụ thể từng loại hình

1/ Cách tăng chi phí hợp lý cho doanh nghiệp đối với công ty thương mại:

Bạn cần điều chỉnh tăng giá vốn hàng bán dựa trên bảng nhập xuất tồn hàng hóa

 Điều chỉnh tăng lương cho nhân viên bộ phân văn phòng, bộ phận bán hàng

 Đưa chi phí thuê nhà, chi phí thuê xe vào

 Đưa chi phí mua đồng phục cho nhân viên

 Đưa chi phí xăng xe, công tác phí

 Đưa mức khung trích khấu hao TSCĐ ở mức thấp nhất

 Tài khoản 142 và tài khoản 242 rút ngắn khung thời gian phân bổ ở mức thấp nhất

 Ngoài ra cần phải căn cứ vào việc chuyển lỗ năm trước nếu có để căn cứ lên doanh thu cho năm hiện tại

2/ Cách tăng chi phí hợp lý cho doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất

 Điều chỉnh lại định mức nguyên vật liệu, tăng giá thành sản phẩm ở mức cao nhất trong giới han cho phép, tất nhiên bạn cần căn cứ vào doanh thu, và số lượng NVL nhập về

 Tăng chi phí cho thuê nhà xưởng sản xuất

 Cần xem lãi chuyển lỗ của năm trước về năm hiện tại

 Điều chỉnh khung trích khấu hao tài sản cố định ở mức thấp nhất

 Điều chỉnh chi phí trả trước TK242 hoặc TK142 ở mức thấp nhất

3/ Cách tăng chi phí hợp lý cho doanh nghiệp xây dựng:

 Có thể điều chỉnh lại dự toán (nhưng chỉ dành cho tư nhân, còn nhà nước thì ko dc)

 Tăng chi phí lương cho bộ phận quản lý, lao động thời vụ

 Đưa chuyển lỗ của năm trước sang năm hiện tại

 Khấu hao nhanh tài sản cố đinh

4/ Cách tăng chi phí hợp lý cho doanh nghiệp thuộc lĩnh vực vận tải:

 Ngoài những cách tăng chi phí hợp lý cho doanh nghiệp ở mục 1,2,3,4,5 phần trên thì bạn lưu ý đối với doanh nghiệp vận tải có đặc thù riêng đo là điều chỉnh những chi phí liên quan tới định mức tiêu thụ nguyên vật liệu, chi phí xăng dầu:

+ Điều chỉnh định mức xăng dầu không được vượt quá 45%, nếu cao quá dễ gặp rủi ro về thuế

+ Điều chỉnh tăng chi phí lương cho nhân viên

+ Điều chỉnh chi phí đồng phục, ngoài ra còn nhiều chi phí khác ở các mục trên đã nói rồi

+ Đưa chuyển lỗ của năm trước sang năm hiện tại

+ Khấu hao nhanh tài sản cố đinh

Trên là bài viết về cách tăng chi phí hợp lý cho doanh nghiệp để các bạn tham khảo, ngoài ra bạn cần nắm vững về chính sách thuế TNDN, các khoản chi phí được trừ và không được trừ, công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì bạn đọc thêm tại bài: Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

⇒ Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020   - Giảm 30% đối với DN doanh thu  <200 tỷ

⇒ Học kế toán thực hành - Khai giảng liên tục tháng này các lớp chỉ tối đa 10 người

⇒ Học kế toán online - Mùa dịch học online nếu không muốn đi lại

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo