KẾ TOÁN THỰC TẾ - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN


lớp học kế toán thực hành

dịch vụ kế toán thuế

học kế toán online

khóa học gia sư kế toán

Tài sản của doanh nghiệp bao gồm những gì


Để hiểu rõ tài sản của doanh nghiệp bao gồm những gì thì các bạn cần tìm hiểu rõ về khái niệm tài sản là gì ? điều kiện ghi nhận tài sản và phân loại tài sản của doanh nghiệp, trong bài này dayketoan.vn sẽ trình bày lần lượt giúp bạn hiểu rõ tài sản của doanh nghiệp bao gồm những gì nhé

Tài sản của doanh nghiệp bao gồm những gì

Tài sản là gì

Tài sản của doanh nghiệp là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. (Theo chuẩn mực Kế toán Việt Nam – Số 01)

- Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp hoặc làm giảm bớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra.

- Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản được thể hiện trong các trường hợp, như:

- Được sử dụng một cách đơn lẻ hoặc kết hợp với các tài sản khác trong sản xuất sản phẩm để bán hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng;

- Để bán hoặc trao đổi lấy tài sản khác;

- Để thanh toán các khoản nợ phải trả;

- Để phân phối cho các chủ sở hữu doanh nghiệp.

tài sản trong doanh nghiệp

Điều kiện ghi nhận Tài sản trong doanh nghiệp

+ Thuộc quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát lâu dài của đơn vị.

+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.

+ Có giá phí được xác định một cách đáng tin cậy.

Như vậy, khái niệm Tài sản mang ý nghĩa rộng hơn Quyền sở hữu. Có những nguồn lực không thuộc Quyền sở hữu doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có  Quyền kiểm soát lâu dài hay nói cách khác doanh nghiệp có quyền sử dụng những nguồn lực đó theo mục đích của mình trong một khoảng thời gian dài nhằm thu được những lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp vẫn được coi là Tài sản của doanh nghiệp. Ví dụ: Tài sản thuê tài chính…

Doanh nghiệp sử dụng tài sản của mình để tiến hành các hoạt động như sản xuất  và kinh doanh thương mại. Tính chất chung của mọi tài sản là khả năng đem lại lợi ích trong tương lai. Trong một doanh nghiệp, tiềm năng dịch vụ hay lợi ích kinh tế tương lai cuối cùng sẽ tạo ra dòng tiền vào (số thu). Ví dụ, Campus Pizza sở hữu một xe tải giao hàng. Chiếc xe này đem lại lợi ích kinh tế từ việc giao bánh pizza. Các tài sản khác của Campus Pizza gồm bàn, ghế, máy đếm tiền, lò nướng, bộ đồ ăn, và đương nhiên là cả tiền mặt.

Phân loại Tài sản trong doanh nghiệp

Tài sản có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác như:

Quỹ tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, đất đai, nhà cửa, khấu hao nhà cửa lũy kế, nguyên vật liệu, hàng hóa, các khoản tạm ứng, ký cược, ký quỹ… hay một số tài sản khác không có hình thái vật chất như: Bản quyền thương hiệu, bằng phát minh sang chế, quyền sử dụng đất…  Tài sản của doanh nghiệp được phân thành hai loại: Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn.

Tài sản ngắn hạn

Tài sản dài hạn

Tài sản ngắn hạn: Khái niệm được chia thành các loại như sau:

+ Tiền: Bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, đá quý ở tại doanh nghiệp hoặc gửi tại ngân hàng, kho bạc hoặc tiền đang chuyển.

+ Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Là những khoản đầu tư của doanh nghiệp với mục đích sinh lời có thời gian thu hồi vốn dưới một năm. Các khoản đầu tư hạn của doanh nghiệp gồm: Cổ phiếu, trái phiếu ngắn hạn, góp vốn liên doanh ngắn hạn.

Mở rộng: Cổ phiếu là chứng chỉ/ bút toán ghi sổ do công ty cổ phần phát hành xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với một phần tài sản của công ty. Cổ phiếu thể hiện số tiền, tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư vào các công ty Cổ phần.

Trái phiếu là chứng chỉ vay nợ phát hành để vay tiền của người mua trái phiếu doanh nghiệp. Trái phiếu thể hiện số tiền mà doanh nghiệp đã cho doanh nghiệp khác vay.

+ Các khoản phải thu: Các khoản phải thu là số tài sản của đơn vị nhưng đang bị các tổ chức, tập thể, cơ quan, cá nhân khác chiếm dụng và doanh nghiệp có nghĩa vụ và có quyền thu hồi. Bao gồm: Phải thu của người mua (phát sinh trong quá trình doanh nghiệp bán hàng), phải thu của người bán (phát sinh trong quá trình doanh nghiệp mua hàng), phải thu của công nhân viên (nhân viên phải bồi dưỡng do làm hỏng SP, thiếu vật tư…), phải thu của ngân sách (trường hợp trả thuế thừa, thuế GTGT được khấu trừ).

+ Hàng tồn kho: Là tài sản của đơn vị tồn tại dưới các hình thái vật chất cụ thể có thể cân, đo, đong, đếm được. Bao gồm: Hàng tồn kho có thể do doanh nghiệp tự sản xuất (thành phẩm tồn kho) hoặc doanh nghiệp mua ngoài (nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa, hàng mua đang đi đường). HTK dự trữ cho tiêu thụ (VD: thành phẩm, hàng hóa).

Dự trữ cao gây ra ứ đọng vốn, dự trữ thấp có thể làm sản xuất kinh doanh bị gián đoạn do thiếu vật liệu, hàng hóa. Vì vậy phải dự trữ hợp lý.

+ Tài sản ngắn hạn khác: Bao gồm các khoản tạm ứng cho công nhân viên trong

đơn vị, các khoản tiền doanh nghiệp đặt cọc, ký cược, ký quỹ ngắn hạn…

Ví dụ: Công ty Campus Pizza tạm ứng trước cho nhân viên 100.000 USD

để mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất sản phẩm

Tài sản dài hạn: Là những tài sản còn lại không thuộc nhóm Tài sản ngắn hạn. Tài sản dài hạn của doanh nghiệp bao gồm:

+ Các khoản phải thu dài hạn: Là lợi ích của đơn vị hiện đang bị đối tượng khác chiếm dụng, có thời hạn thu hồi trên một năm như: Phải thu khách hàng dài hạn, ứng trước dài hạn cho người bán…

+ Tài sản cố định: Là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài.

Điều kiện ghi nhận tài sản cố định: Theo quy định hiện hành, tài sản cố định phải thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện:

Thứ nhất, chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

Thứ hai, tài sản đó phải có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

Thứ ba, nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị đủ lớn theo quy định của pháp luật hiện hành.

Phân loại Tài sản cố định: Gồm hai loại Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.

Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể,   bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, truyền dẫn…

Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể. Chúng thể hiện số tiền mà doanh nghiệp đã đầu tư để doanh nghiệp được quyền và lợi ích trong tương lai như: Bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu thương mại, quyền thực hiện hợp đồng, …

Ví dụ: Nokia phát minh ra mẫu điện thoại N9, các công ty khác muốn sản xuất mẫu điện thoại này phải được sự chấp thuận của Nokia và phải trả một khoản tiền bản quyền cho công ty này → bằng phát minh sáng chế điện thoại N9 là tài sản cố định vô hình của Nokia.

+ Đầu tư tài chính dài hạn: Là những khoản đầu tư về vốn nhằm mục đích sinh lời có thời gian thu hồi gốc và lãi trên một năm như: đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, góp vốn liên doanh dài hạn, cho vay dài hạn.

+ Bất động sản đầu tư: Là bất động sản, bao gồm: quyền sử dụng đất, nhà hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cở sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản nắm giữ, nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá. Bất động sản đầu tư khác với bất động sản chủ sở hữu sử dụng và hàng hóa bất động sản.

+ Tài sản dài hạn khác: Bao gồm chi phí trả trước dài hạn, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang và ký cược, ký quỹ dài hạn…

Ý nghĩa: Việc phân loại tài sản theo từng nhóm như trên cho chúng ta thông tin về kết cấu và tình hình sử dụng của tài sản của doanh nghiệp. Để có thông tin đầy đủ hơn về nguồn gốc tài sản cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp đòi hỏi nghiên cứu tài sản của doanh nghiệp theo nguồn hình thành.

Trên là bài viết tài sản của doanh nghiệp bao gồm những gì nằm trong phần nguyên lý kế toán cơ bản, nếu bạn nào chưa biết gì về kế toán có thể tìm hiểu thêm về lớp học kế toán thực hành thực tế tại các doanh nghiệp hiện nay

 

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo