KẾ TOÁN THỰC TẾ - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN


lớp học kế toán thực hành

dịch vụ kế toán thuế

học kế toán online

khóa học gia sư kế toán

Các loại kế toán trong doanh nghiệp


Các loại kế toán trong doanh nghiệp phù hợp với từng đối tượng áp dụng cho từng doanh nghiệp  

Với mỗi loại quyết định kinh tế khác nhau, mỗi đối tượng sử dụng thông tin (người ra quyết định) cần được cung cấp các thông tin kế toán phù hợp.

các loại kế toán trong doanh nghiệp

Chính vì vậy, cần có các loại kế toán trong doanh nghiệp khác nhau để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của từng loại quyết định.

Các loại kế toán trong doanh nghiệp

Kế toán tài chính

Kế toán tài chính được xây dựng chủ yếu phục vụ các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như chủ nợ, các nhà đầu tư. Kế toán tài chính có nhiệm vụ lập các báo cáo phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp (thể hiện qua tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm) và báo cáo phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp (thể hiện qua các thông tin về hoạt động kinh doanh,

doanh thu, chi phí của doanh nghiệp trong kỳ kế toán). Thông tin trên báo cáo tài chính thường có phạm vi bao quát toàn bộ doanh nghiệp.

Kế toán tài chính cần tuân thủ các thông lệ, chuẩn mực và luật pháp trên các mặt: nội dung công tác kế toán, quy trình kế toán, hình thức báo cáo, kỳ báo cáo… Thực hiện công tác kế toán tài chính là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các tổ chức.

Kế toán quản trị

Khác với kế toán tài chính, kế toán quản trị sử dụng các phương pháp chuyên biệt để phản ánh và xử lý thông tin kế toán theo hướng chỉ phục vụ cho hoạt động quản lý và ra quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp (đối tượng bên trong) nhằm tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các nhà quản trị sử dụng thông tin do kế toán quản trị cung cấp trong mọi quyết định quản lý như: thiết lập mục tiêu hoạt động, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả hoạt động của toàn doanh nghiệp, từng bộ phận hay từng cá nhân, đưa ra các quyết định về việc sản xuất sản phẩm mới hay dừng sản xuất, các quyết định về cung ứng… Do đó, kế toán quản trị thường chỉ tập trung đáp ứng yêu cầu trực tiếp của các nhà quản trị hơn là các chuẩn mực, phạm vi báo cáo cần chi tiết, cụ thể chứ không đơn thuần là bao quát toàn bộ doanh nghiệp.

Thông tin đầu vào của kế toán quản trị về cơ bản tương đồng với thông tin đầu vào của kế toán tài chính (đều xuất phát từ các hoạt động, giao dịch của doanh nghiệp), chỉ khác nhau ở phương thức xử lý thông tin. Bên cạnh đó, kế toán quản trị còn sử dụng nhiều thông tin phi tài chính nhằm có được thông tin đầy đủ và hữu ích nhất cho nhà quản trị.

Trên thực tế hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều doanh nghiệp đã vận hành các hệ thống thông tin quản lý hay các hệ thống quản trị nguồn  lực doanh nghiệp, trong đó kết hợp cả kế toán tài chính và kế toán quản trị.

Kế toán thuế

Việc lập báo cáo và xác định thu nhập chịu thuế là một lĩnh vực đặc thù của kế toán. Sản phẩm trực tiếp của kế toán thuế là các báo cáo thuế, kết quả tính toán thu nhập chịu thuế được đệ trình cho cơ quan thuế. Kế toán thuế mang tính tuân thủ cao.

Nhìn chung, thu nhập chịu thuế được xác định dựa trên cơ sở các thông tin kế toán tài chính. Tuy nhiên, các thông tin này thường được điều chỉnh lại để đáp ứng các yêu cầu của các luật thuế. Chính vì vậy, về phương pháp xử lý cũng như kết quả thông

tin của kế toán thuế có thể có những khác biệt nhất định so với kế toán tài chính. Bên cạnh đó, kế toán thuế còn có mục tiêu tối đa hoá lợi ích của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế thông qua việc lập và thực hiện các kế hoạch về thuế.

Trên là các loại kế toán trong doanh nghiệp dành nếu bạn muốn học kế toán thực hành thực tế trên chứng từ thực tế thì có thể tham khảo khóa học thực tế

Ngoài bài viết các loại kế toán trong doanh nghiệp thì các bạn có thể tham khảo thêm bài: Kế toán ra trường sẽ làm gì

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo