KẾ TOÁN THỰC TẾ - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN


lớp học kế toán thực hành

dịch vụ kế toán thuế

học kế toán online

khóa học gia sư kế toán

Tài liệu môn Thuế và phí tài nguyên mới nhất 2021


Thuế tài nguyên là thuế thu trên trị giá tài nguyên thiên nhiên mà tổ chức, cá nhân khai thác thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bài viết phân tích những nội dung cơ bản của thuế tài nguyên và lịch sử hình thành chế định thuế này tại Việt Nam.

Tài liệu môn Thuế và phí tài nguyên mới nhất 2021

Tài liệu môn thuế và phí tài nguyên mới nhất 2021

Tổng hợp dạng câu hỏi môn Thuế và phí tài nguyên

  1. Hãy phân biệt sự giống và khác nhau giữa thuế, phí và lệ phí tài nguyên? Tại sao phải phân biệt như vậy?

 

Tại sao cần phân biệt: Do mục đích khác nhau

 Thuế là khoản thu bắt buộc điều tiết một phần giá trị tài nguyên khai thác của các tổ chức cá nhân khai thác tài nguyên hợp pháp nhằm mục đích cho quản lý, phát triển đất nước và mục đích cộng đồng

Phí, lệ phí là khoản thu bù đắp chi phí ch hoạt động phục vụ người nộp phí, ngoài ra còn để động viên ngân sách

 

Giống nhau: Thuế và lệ phí, phí đều là nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đều mang tính pháp lý nhưng giữa chúng có sự khác biệt như sau: (Lập bảng)

  • Xét về mặt giá trị pháp lý:
  • Xét về mục đích và mức độ ảnh hưởng đối với nền kinh tế - xã hội thì thuế có 3 tác dụng lớn: 
  • Xét về tên gọi và mục đích. 
  Thuế Phí Lệ phí
Khái niệm

Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân hoặc tổ chức kinh doanh tuỳ theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp... buộc phải nộp cho Nhà nước theo mức quy định

 

Thuế tài nguyên là khoản thu bắt buộc, nhằm điều tiết một phần giá trị tài nguyên khai thác của các tổ chức cá nhân khai thác hợp pháp trên lãnh thổ, lãnh hải, vùng đăc quyền kinh tế của Việt Nam, tạo nguồn thu của Nhà nước, đảm bảo quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên của đất nước.

Điều 2 của Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001 thì “phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ…”.

 

K/n phí bảo vệ môi trường: Khai thác tài nguyên có thể gây hậu quả môi trường (cạn kiệt, ô nhiễm...). Vì vậy DN phải có nghĩa vụ nộp phí bảo vệ môi trường....
Là khoản thu vừa mang t/c phục vụ người nộp lệ phí, vừa mang t/c động viên vào ngân sách (trước bạ, thẩm định, cấp phép...)
Chú ý  

 Khoản thu mang t/c bù đắp chi phí cho hoạt động phục vụ người nộp phí.

 Vừa có t/c phổ biến (phí giao thông, phí thuỷ lợi...); vừa có t/c địa phương (phí an ninh, phí cầu đường thôn xã...)

 
Giá trị pháp lý Thuế có giá trị pháp lý cao hơn lệ phí, phí. Thuế được ban hành dưới dạng văn bản pháp luật như: Luật, Pháp lệnh do Quốc hội và  ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Trình tự ban hành một Luật thuế phải tuân theo một trình tự chặt chẽ.  Trong khi đó lệ phí, phí được ban hành đưới dạng Nghị định, Quyết định của chính phủ; Quyết định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp tỉnh. 
Mục đích và mức độ ảnh hưởng KT XH

Tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước. 

 Ðiều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý và định hướng phát triển kinh tế. 

Ðảm bảo sự bình đẳng giữa những chủ thể kinh doanh và công bằng xã hội

Trong khi đó lệ phí, phí không có những tác dụng nói trên, nó chỉ có tác dụng tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Hơn nữa, việc tạo nguồn này không phải dùng đáp ứng nhu cầu chi tiêu mọi mặt của Nhà nước, mà trước hết

Tên gọi và mục đích Nói chung mục đích của việc sử dụng của các loại thuế thường là tạo nguồn qũy ngân sách Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi ngân sách Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý xã hội của Nhà nước

Mục đích của phí và lệ phí: để bù đắp các chi phí hoạt động của các cơ quan cung cấp cho xã hội một số dịch vụ công cộng như

Mục đích của từng loại lệ phí rất rõ ràng,  thường phù hợp với tên gọi của nó. Nói một cách chính xác tên gọi của loại lệ phí nào phản ánh khá đầy đủ mục đích sử dụng loại lệ phí đó. 

Mỗi một Luật thuế đều có mục đích riêng. Tuy nhiên, đa số các sắc thuế có tên gọi không phản ánh đúng mục đích sử dụng, mà thường phản ánh đối tượng tính thuế. 

2.   Sinh viên A phát biểu: “Đất đai là một tài nguyên, hơn nữa là tài nguyên quý hiếm của mọi quốc gia; nên thuế đất/ thuế sử dụng đất là thuế gián thu”. Hãy tham gia vào thảo luận với sinh viên A 
 

Các khái niệm: 

Đất đai là lớp đất trên bề mặt trái đất, là một loại tài nguyên đặc biệt, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế và cơ sở xây dựng VH XH nên cần được sử dụng hiệu quả, hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan.

Thuế tài nguyên nói chung là loại thuế gián thu: Là khoản thu NSNN đối với người khai thác tài nguyên do Nhà nước quản lý. Thu trên sản lượng & giá trị khai thác, ko phụ thuộc mục đích khai thác.

Thuế gián thu: loại thuế mà người nộp thuế không đồng thời là người chịu thuế (được cộng vào giá, là bộ phận cấu thành trong giá mua hàng hoá) 

(ví dụ: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT, thuế quan, thuế trước bạ (Lệ phí trước bạ là một loại tiền mà người có tài sản phải nộp khi đăng ký quyền sở hữu)…)

Thuế nhà đất là loại thuế gián thu, được áp dụng đối với nhà, đất ở, đất xây dựng công trình. Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình. Đất chịu thuế bao gồm đất ở, đất xây dựng công trình. Đất không chịu thuế đất là đất dùng vào mục đích công cộng, phúc lợi xã hội hoặc từ thiện không thuộc tổ chức, cá nhân nào sử dụng để kinh doanh, đất do các tổ chức tôn giáo, hội quần chúng quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận chuyên dùng vào việc thờ cúng.  

Khi áp dụng thu thuế đất/sử dụng đất, người nộp thuế không phải là người chịu thuế, người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ là người chịu thuế (giá mua hàng đã bao gồm thuế gián thu) còn người nộp thuế là nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Thuế không phụ thuộc vào sản lượng do đất đem lại

Còn đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp phải là thuế trực thu vì trong trường hợp này, sản lượng hoạt động nông nghiệp phụ thuộc vào đất và đất được sử dụng trực tiếp để tạo ra sản phẩm (trồng cây trên đất) nên áp dụng thuế trực thu để điều tiết thu nhập từ sản phẩm dịch vụ tạo ra trên đất. Luật số 48/2010/QH12 của Quốc hội : LUẬT THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP và luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993. Những cá nhân tổ chức được cấp đất dù chưa/ không sử dụng vẫn phải nộp thuế.

Vì vậy nói thuế đất/sử dụng đất là thuế gián thu là không chính xác

Dưới đây là tổng hợp tài liệu liên quan tới môn Thuế và phí tài nguyên mới nhất cho các bạn tham khảo.

 

Tài liệu tham khảo môn Thuế và phí tài nguyên mới nhất : Tại đây

 

 

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo