KẾ TOÁN THỰC TẾ - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN


lớp học kế toán thực hành

dịch vụ kế toán thuế

học kế toán online

khóa học gia sư kế toán

Tài liệu môn Quản trị thương hiệu mới nhất 2021


Trong Marketing, quản trị thương hiệu là phân tích và lên kế hoạch để thương hiệu được nhận diện trên thị trường. Sự phát triển mối quan hệ tốt với thị trường mục tiêu là điều cần thiết cho quản trị thương hiệu. Các yếu tố hữu hình của quản trị thương hiệu bao gồm sản phẩm, bề ngoài, giá cả, đóng gói...

Tài liệu môn Quản trị thương hiệu mới nhất 2021

Tài liệu môn quản trị thương hiệu mới nhất 2021

Các dạng câu hỏi Quản trị thương hiệu

Câu 1: Định nghĩa thương hiệu

Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức.

Thương hiệu - theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.

Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kì: Thương hiệu là “ một cái tên, từ ngữ, kí hiệu, biểu tượng, hình vẽ thiết kế…hoặc các yếu tố nhằm xác định và phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một người hoặc một nhóm người với hàng hóa dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh”

Ở VN, khái niệm thương hiệu thường được hiểu dồng nghĩa với nhãn hiệu hàng hóa.

Phân loại:

  • Thương hiệu gia đình: là thương hiệu chung cho tất cả HH, DV của DN.
  • Thương hiệu cá biệt: là thương hiệu riêng cho từng chủng loại HH, DV.
  • Thương hiệu tập thể: là thương hiệu chung cho HH của nhiều DN trong cùng một liên kết nào đó (thương hiệu nhóm)
  • Thương hiệu quốc gia: là thương hiệu chung cho HH, DV, hình ảnh của một quốc gia.
  • Thương hiệu địa phương và toàn cầu: sử dụng tại một địa phương hay toàn cầu.
  • Thương hiệu HH, DV, cá nhân…

Câu 2: Các định nghĩa liên quan đến thương hiệu:

  1. Nhãn hiệu hàng hóa ( Trade mark)

Ở Việt Nam khái niệm “ nhãn hiệu” được định nghĩa trong hai nguồn tài liệu pháp lý:

  • Luật dân sự Việt Nam điều 785 :” nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng màu sắc”
  • Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, điều 6, chương 2: “ nhãn hiệu hàng hóa được cấu thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa của người khác; bao gồm từ ngữ, tên người, các yếu tố hình hoặc hình dạng của hàng hóa hoặc hình dạng của bao bì hàng hóa. Nhãn hiệu hàng hóa bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể và nhã hiệu chứng nhận.
  1. Nhãn hàng hóa (Label).

Là bản viết, in, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm, in nổi trực tiếp hoặc dán, đính cài trên hàng hóa và bao bì thể hiện các thông tin cần thiết và chủ yếu về hàng hóa đó. Để chỉ dẫn cho khách hàng khi tiêu dùng và cam kết của nhà sản xuất với khách hàng)

  1. Tên thương mại ( Trade name)

Là tên gọi cá nhân, doanh nghiệp dùng trong hoạt động kinh doanh để nhận biết và phân biệt với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.

  1. Chỉ dẫn địa lý ( Geographical indication)

Là tên gọi, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh để chỉ một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ được thể hiện trên hàng hóa bao bì hay giấy tờ giao dịch mua bán hàng hóa nhằm chỉ ra rằng hàng hóa đó có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ nói trên mà chất lượng, uy tín của hàng hóa chủ yếu do nguồn gốc địa lý tạo nên.

Câu 3: Phân biệt một số định nghĩa:

Thương hiệu và sản phẩm:

Sản Phẩm

 

-         Là cái được nhà máy sản xuất

-         Sản phẩm là phần xác, chu kỳ có chiều hướng ngắn, lỗi thời nhanh

-         Lý tính

-         Phần cứng – vật thể, vô tri vô giác

-         Có thể ước tính giá trị

Thương hiệu

 

-       Là cái mà khách hàng mua

-       Phần hồn, sống mãi

-       Cảm tính

 

-       Nghệ thuật, mỹ thuật nhân văn, có hồn, có cá tính

-       Khó có thể định giá

Thương hiệu và nhãn hiệu:

Nhãn hiệu

 

-         Hiện diện trên văn bản pháp lý

-         Nhãn hiệu là phần xác

-         Doanh nghiệp tự thuê thiết kế và đăng ký cơ quan sở hữu trí tuệ công nhận

-         Do luật sư đảm nhận: đăng kí và bảo vệ

-         Được xây dựng trên hệ thống luật về nhãn hiệu, thông qua các định chế về pháp luật

Thương hiệu

 

-       Hiện diện trong tâm trí khách hàng

-       Thương hiệu là phần hồn, gắn liền với uy tín, hình ảnh doanh nghiệp

-       Doanh nghiệp xây dựng và được khách hàng cộng nhận

-       Do các nhà quản trị thương hiệu và Marketing đảm nhận: tạo danh tiếng sự cảm nhận, sự liên tưởng tốt và trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.

-       Được xây dựng dựa trên hệ thống tổ chức của công ty, qua các hoạt động Marketing.


Qua những câu hỏi trên thì dưới đây cũng đã tổng hợp một số tài liệu liên quan tới môn Quản trị thương hiệu mới nhất cho các bạn sinh viên cũng như đối tượng liên quan tham khảo.

Tài liệu tham khảo môn Quản trị thương hiệu mới nhất : Tại đây

 

 

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo