KẾ TOÁN THỰC TẾ - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN


lớp học kế toán thực hành

dịch vụ kế toán thuế

học kế toán online

khóa học gia sư kế toán

Tài liệu môn Quản trị nhóm mới nhất 2021


Quản trị nhóm (tiếng Anh: Team management)  việc tác động vào từng thành viên trong nhóm để mang lại thành tích tốt nhất cho nhóm.

Tài liệu môn Quản trị nhóm mới nhất 2021

Tài liệu môn quản trị nhóm mới nhất 2021

Lý thuyết và một số câu hỏi căn bản Quản trị nhóm

  1. Định nghĩa và những khái niệm cơ bản
  • Nhóm là một số nhỏ cácân có cá nhân có các kĩ năng bổ sung cho nhau, cam kết thực hiện một mục đích, những mục tiêu hoạt động chung theo cách họ cùng chịu trách nhiệm
  • 5 yế tố cơ bản:

+ Quy mô nhóm: nhóm nhỏ hoạt động tốt hơn nhóm lớn ( nhóm từ 10-12 tốt nhất) => thường hiệu quả không cao,( nhóm từ 3-5 người) => phổ biến hiệu quả cao hơn.

+ Sự bổ sung các kĩ năng: sự phối hợp kĩ năng của các thành viên ( kĩ năng ra quyết định, kĩ năng phân tích giải quyết vấn đề, kĩ năng quản lí bản thân) => kĩ năng đặc biệt), ( kĩ năng con người – con người ), kĩ năng chuyên môn, kĩ năng quản lí và giải quyết xung đột.

+ Cam kết chung = Mục tiêu chung( ngắn hạn), mục đích chung (dài hạn)

+ cách tiếp cận chung= sự đồng thuận .

+ trách nhiệm chung : các thành viên có trách nhiệm liên đới nhau.

+ tinh thần đồng đội là sự nỗ lực hợp tác của các cá nhân cùng hoạt đọng vì lợi ích chung:

( cá nhân chỉ có thể phát huy hết khả năng của mình khi tham gia vào một nhóm,)

(cá nhân tự tạo ra giới hạn trong việc phát triển bản thân nếu không cộng tác với người khác)

( rào cản đối vs tinh thần đồng đội xuất phát từ phía cá nhân hoặc tổ chức.)

  1. Vì sao nên làm việc nhóm :
  • Làm việc nhóm giải quyết sự phức tạp của công việc.
  • Nhóm có khả năng tối đa hóa năng lực và tối đa hóa nhược điểm của từng thànhvieen
  • Nhóm mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức và cá nhân trong tổ chức đó

VD: 79% các công ty của fortune: họ sử dụng nhóm tự quản lí

Họ tăng năng suất 74% trong vòng 3 năm

AAI tăng năng suất 20% cắt giảm nhân sự 10%, tăng 10% giải quyết giao dịch, tiết kiệm 200usd/năm nhờ cắt giảm nhân sự tăng doanh thu 33%  => tăng doanh thu, tăng sản lượng, hoàn thiện bản thân, cơ hội phát triển.

  1. Ý nghĩa của nhóm trong tổ chức
  • Mang lại kết quả công việc tốt hơn
  • Phát huy, khai thác hiệu quả năng lực người lao động
  • Tăng sự thỏa mãn công việc, tình thần và sự gắn kết người lao động
  • Phản ứng linh hoạt, thích ứng với những thay đổi vs môi trường bên ngoài.
    1. Các giai đoạn phát triển của nhóm:

a. Forming:

Đây là giai đoạn nhóm được thành lập, các thành viên vẫn còn đang lạ lẫm với nhau và bắt đầu tìm hiểu nhau để cộng tác vì công việc trước mắt. Ở giai đoạn này, các thành viên có thể chưa hiểu rõ mục đích chung của cả nhóm cũng như nhiệm vụ cụ thể của từng người trong nhóm. Nhóm có thể đưa ra những quyết định dựa trên sự đồng thuận, hiếm có các xung đột gay gắt do mọi người vẫn đang còn dè dặt với nhau. Tâm lý chung ở giai đoạn này đó là: Hưng phấn với công việc mới; Dè dặt trong việc tiếp cận và chia sẻ với các thành viên khác; Quan sát và thăm dò mọi người xung quanh; Tự định vị mình trong cấu trúc của nhóm.

Trong giai đoạn này, người trưởng nhóm phải thể hiện vai trò dẫn dắt của mình, bởi vì các thành viên khác vẫn chưa định vị và xác định rõ nhiệm vụ của mình trong nhóm.

Theo thời gian, qua quá trình cộng tác, các thành viên trong nhóm sẽ hiểu nhau hơn, lúc này nhóm bước sang giai đoạn tiếp theo: Storming.

b. Storming:

Giai đoạn này xảy ra khi các thành viên bắt đầu bộc lộ mình và có thể phá vỡ những quy tắc của nhóm đã được thiết lập từ đầu. Đây là giai đoạn rất khó khăn đối với nhóm và dễ dẫn đến kết quả xấu.

Ở giai đoạn này, có thể xảy ra xung đột giữa các thành viên do những nguyên nhân khác nhau như: phong cách làm việc, cách cư xử, tranh cãi về các vấn đề hay giải pháp, văn hóa,… Các thành viên cũng có thể không hài lòng về công việc của nhau, dễ có các so sánh giữa mình với người khác,… Nhóm khó đi đến các quyết định dựa trên sự đồng thuận.

Các thành viên cũng có thể bắt đầu chất vấn về các quy tắc đã được thiết lập, muốn chỉnh sửa, thử nghiệm và có thể phá vỡ các quy tắc đó. Tệ hơn nữa, một số thành viên có thể tỏ ra không hợp tác, không cam kết trong công việc, và không hài lòng với cách làm việc hiện tại. Sự trao đổi, hỗ trợ trong nhóm không thực sự tốt. Tinh thần của một số thành viên có thể đi xuống, có thể dẫn đến căng thẳng hay stress.

Trong giai đoạn này, các thành viên không còn đủ tập trung vào công việc hướng đến mục tiêu chung. Tuy nhiên, họ cũng bắt đầu hiểu nhau hơn. Điều quan trọng trong giai đoạn này là nhóm phải nhận diện và đối mặt với tình trạng của mình. Nhóm phải quản lý và giải quyết các vấn đề của mình để sớm chuyển sang giai đoạn mới: Norming.

c. Norming:

Giai đoạn này đến khi mọi người bắt đầu chấp nhận nhau, chấp nhận sự khác biệt, cố gắng giải quyết các mâu thuẫn, nhận biết thế mạnh của các thành viên khác và tôn trọng lẫn nhau.

Các thành viên bắt đầu trao đổi với nhau suôn sẻ hơn, tham khảo ý kiến lẫn nhau và yêu cầu sự trợ giúp khi cần thiết. Có thể bắt đầu có các ý kiến mang tính xây dựng. Mọi người bắt đầu nhìn vào mục tiêu chung và có cam kết mạnh mẽ hơn trong công việc. Có thể có các quy tắc mới được hình thành và tuân thủ để giảm thiểu mâu thuẫn, tạo không gian thuận lợi để các thành viên làm việc và cộng tác.

Giai đoạn Norming có thể đan xen lẫn với giai đoạn Storming vì khi có vấn đề mới (công việc mới, quyết định mới, mâu thuẫn mới,…) thì các thành viên có thể rơi vào trạng thái xung đột như trước đó. Hiệu quả làm việc trong giai đoạn này sẽ được nâng lên, bởi vì bây giờ nhóm đã có thể tập trung hơn vào công việc hướng đến mục tiêu chung. Khi hầu hết tất cả mọi sự khác biệt đã được giải quyết, nhóm bắt đầu bước sang giai đoạn tiếp theo: Performing.

d. Performing:

Đây là giai đoạn nhóm đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc. Sự công tác diễn ra dễ dàng mà không có bất cứ sự xung đột nào. Đây là một giai đoạn mà không phải nhóm nào cũng đạt tới được.

Ở giai đoạn này, các quy tắc được tuân thủ mà không gặp bất cứ khó khăn nào. Các cơ chế hỗ trợ lẫn nhau trong nhóm phát huy hiệu quả tốt. Sự nhiệt tình và cam kết của các thành viên với mục tiêu chung là không còn nghi ngờ gì nữa.

Các thành viên cảm thấy rất thoải mái khi làm việc trong nhóm. Các thành viên mới gia nhập cũng sẽ nhanh chóng hòa nhập và làm việc hiệu quả. Nếu có thành viên rời nhóm thì hiệu quả làm việc của nhóm cũng không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tinh thần chủ đạo được thể hiện ở giai đoạn này là tinh thần đồng đội.tuckman-model

Ngoài 4 giai đoạn như đã nêu trên, Mô hình Tuckman còn đề cập đến giai đoạn cuối của quá trình hoạt động của một nhóm đó là Adjourning (Thoái trào). Điều này xảy ra trong các tình huống khác nhau, ví dụ như khi dự án đã kết thúc, khi phần lớn thành viên rời bỏ nhóm để nắm các vị trí khác, khi tổ chức được tái cấu trúc,… Đối với các thành viên tâm huyết của nhóm, đây là một giai đoạn “đau thương”, “lưu luyến”, “tiếc nuối”,… nhất là đối với các thành viên mà chưa nhìn thấy một tương lai tốt đẹp hơn.

  1. các kiểu nhóm:
  • Nhóm đa bộ phận: là một nhóm người lv khác nhau cùng hướng đến 1 mục tieu chung. Bao gồm những người từ nhiều lv khác nhau, hay từ các phòng ban nguon nhân lực => nó gồm những nhân viên từ các vị trí, cấp bậc của tổ chức.
  • Nhóm tự quản là nhóm tự xác định môi trường và cùng cam kết thực hiện môi trường này, trong nhóm tự lãnh đạo các thành viên có khuynh hướng sang tạo và đam mê vs chính công việc m làm tự nguyện vs công việc.
  • Nhóm giải quyết vấn đề là nhóm dược thành lập nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp khó giải quyết.
  • Nhóm ảo: là nhóm mà phần lớn trong giao tiếp không được thực hiện qua gặp gỡ, mà thông qua kênh truyền thông như mạng xã hội, email, ,,,khác khoảng cách địa lí… khu vực..
  • Nhóm toàn cầu là nhóm hình thành từ sự kết nối đại diện từ các khu vực thông qua lợi ích của tập đoàn đa quốc gia, họ tồn tại chịu trách nhiệm sự phát triển của tập đoàn.
  • Để làm việc hiệu quả nhất: tùy đặc thù cv để lựa chọn nhóm cho phù hợp

Dưới đây đã tổng hợp tài liệu liên quan tới môn Quản trị nhóm mới nhất cho các bạn sinh viên cũng như đối tượng liên quan tham khảo.

 

Tài liệu tham khảo môn Quản trị nhóm mới nhất : Tại đây

 

 

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo