KẾ TOÁN THỰC TẾ - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN


lớp học kế toán thực hành

dịch vụ kế toán thuế

học kế toán online

khóa học gia sư kế toán

Tài liệu môn Quản trị kinh doanh thương mại mới nhất 2021


Kinh doanh thương mại là ngành gắn liền với hoạt động bán hàng, quản lý kho, khảo sát hàng, xuất – nhập kho. ... Đặc biệt, bạn cần có kỹ năng nắm bắt tâm lý, hành vi mua hàng để từ đó tổ chức các hoạt động bán hàng hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.

Tài liệu môn Quản trị kinh doanh thương mại mới nhất 2021

Tài liệu môn quản trị kinh doanh thương mại mới nhất 2021

Tổng hợp dạng câu luận Quản trị kinh doanh thương mại

Câu 1: Khái niệm KDTM ? Đặc điểm KDTM trong cơ chế thị trường VN ?

  • KN TM:

  • Theo nghĩa hẹp: TM được hiểu là sự trao đổi hàng hóa, lưu thông hàng hóa/ dịch vụ thông qua mua bán bằng tiền trên thị trường
  • Theo nghĩa rộng: hiểu TM là 1 phạm trù, 1 lĩnh vực hoạt động của con người liên quan đến mua bán các hàng hóa hiện vật, các dịch vụ gắn với việc mua bán hàng hóa & các hoạt động xúc tiến thương mại.
  • Phân loại:
  • Theo phạm vi trao đổi: trong nc/ quốc tế
  • Theo cấp độ trao đổi: thương mại trong phạm vi doanh nghiệp/ trong nền kinh tế quốc dân.
  • Theo giác độ nghiên cứu: giác độ kinh tế/ giác độ kinh doanh
  • KN KDTM:

  • KD: Kinh doanh là thực hiện một hoặc mọi công đoạn của quá trình đầu tư, bao gồm: sx, phân phối hoặc tiêu thụ sx nhằm thu được lợi nhuận.
  • KDTM: là sự đầu tư tiền của, công sức của 1 cá nhân hay 1 tổ chức vào việc mua bán hàng hóa để bán lại hàng hóa đó nhằm tìm kiếm lợi nhuận. kinh doanh thương mại là đầu tư vào lĩnh vực lưu thông hàng hóa để kiếm lời
  • Đặc điểm KDTM trong cơ chế thị trường: muốn so sánh với kinh tế kế hoạch hóa( khác biệt về người trả lời 3 câu hỏi cơ bản của nền kihn tế)
  • Nhiều thành phần: Chủ thể tham gia: bao gồm 7 loại hình DN là DNNN, HTX, Cty TNHH, DNTN, Cty CP, Cty hợp danh, DN có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Trạng thái thị trường: cạnh tranh gay gắt giữa các chủ thể trong nền kinh tế.
  • Phạm vi thị trường: mở cửa thị trường, hội nhập khu vực và quốc tế.
  • Vị thế k/h: chủ động (nhu cầu và dùng sản phẩm) => đòi hỏi DN phải tìm hiểu nhu cầu k/h để t/m tốt nhất cho k/h.
  • Cơ chế điều tiết thị trường: 2 bàn tay: sự điều tiết vô hình của kinh tế thị trường và sự can thiệp, điều tiết hữu hình của nhà nước.
  • Phương pháp quản lý: hạch toán kế toán.

Câu 2: Nội dung hoạt động KDTM ? Các loại hình KDTM

  • Nội dung

1/ Nghiên cứu nhu cầu thị trường để lựa chọn hàng hóa Kinh doanh:

KD trong cơ chế thị trường là KD theo tiếng gọi nhu cầu thị trường, là bán cái mà thị trường cần chứ không phải cái ta có, bởi vậy phải nghiên cứu để lựa chọn mặt hàng và lĩnh vực KD

Phải xác định nhu cầu cụ thể của KH để lựa chọn phù hợp

2/ Xây dựng chiến lược và kế hoạch KD:

Trong môi trường KD đầy biến động phải xuất phát từ nhu cầu KH để xây dựng chiến lược KD.

Có CLKD mới chủ động với mọi biến động của thị trường và phát triển KD

3/ Huy động và sử dụng các nguồn lực trong KD

Để SX, KD phải có đầy đủ các yếu tố đầu vào: lao dộng, vật tư, tiền vốn, công nghệ và các yếu tố cần thiết khác

Phải huy động cả nguồn lực hữu hình và vô hình để đưa vào KD

Phải có biện pháp sử dụng triệt để các nguồn lực trên nhất là vốn vay, huy động từ bên ngoài DN

 4/ Tổ chức các hoạt động nghiệp vụ KDTM:

 - Nghiên cứu hành vi mua sắm của KH

  • Tổ chức mua hàng-tạo nguồn
  • Tổ chức và điều khiển dự trữ
  • Bán hàng
  • Phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ KH
  • Vận dụng các công cụ marketing trong KD

5/ Quản trị các yếu tố các nguồn lực trong KD:

  • (tài sản, chi phí, hàng hóa, nhân sự… trong KD)
  • Quản trị KD phải quản trị cả yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra bao gồm: vốn và tài sản  của DN, các yếu tố kỹ thuật, công nghệ. Đặc biệt các yếu tố quyết định khả năng thanh toán của DN
  • Quản trị HH là theo dõi sự biến động của HH, bảo quản không để chúng bị mất đi giá trị sử dụng của chúng
  •  Quản trị nhân sự để sử dụng nguồn lực quan trọng nhất của DN nhằm nâng cao NSLĐ và hiệu quả KD
  • Trên cở sở phát hiện vấn đề để đưa ra biện pháp điều chỉnh phù hợp
  • Các loại hình KDTM

a/  Theo tính chất mặt hàng KD:

  •  DNTM kinh doanh CMH, ví dụ Cty của bộ Công Thương
  • DNTM kinh doanh tổng hợp: ví dụ Cty TM của các địa phương
  • DNTM đa dạng hoá kinh doanh: Các tập đoàn kinh doanh

b/  Theo qui mô của DNTM:

  • DNTM qui mô nhỏ & siêu nhỏ

 >  DNTM qui mô vừa

 >   DNTM qui mô lớn

c/  Theo phân cấp quản lý:

> DNTM do trung ương quản lý

 >  DNTM do địa phương quản lý

d/ Theo chế độ sở hữu TLSX

  • DNTM nhà nước: Cty nhà nước, Cty cổ phần nhà nước, cty TNHH một thành viên, Cty nhà nước có cổ phần chi phối. Từ tháng 7-2010 Luật DNNN hết hiệu lực
  • DNTM tập thể
  • Cty TNHH,Cty cổ phần
  • Cty liên doanh với nước ngoài
  • Doanh nghiệp tư nhân

e/ Đơn giản hơn:

  • DN nhà nước
  • DN dân doanh
  • DN liên doanh, đầu tư nước ngoài

Ngoài ra còn có 3 triệu hộ KD cá thể trên cả nước (nhiều hộ đủ sức thành lập DN nhưng  chưa muốn chuyển đổi thành DN )

Các loại hình tồn tại đan xen nhau, xu hướng DNTM nhà nước giảm, DNTM tư nhân , Cty TNHH tăng

Qua những câu luận trên giúp bạn củng cố kiến thức mới nhất cũng như tổng hợp tài liệu môn Quản trị kinh doanh thương mại mới nhất cho các bạn sinh viên hoặc đối tượng liên quan cần tham khảo.

 

Tài liệu tham khảo môn Quản trị kinh doanh thương mại mới nhất : Tại đây

 

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo