KẾ TOÁN THỰC TẾ - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN


lớp học kế toán thực hành

dịch vụ kế toán thuế

học kế toán online

khóa học gia sư kế toán

Tài liệu môn Quản trị đổi mới 2021


Hiểu một cách đơn giản thì đây là việc quản lý, giảm sát quá trình biến đổi ý tưởng hay quá trình sáng chế ra một sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm tạo ra giá trị mà khách hàng sẵn sàng trả tiền cho nó (theo Business Dictionary).

Tài liệu môn Quản trị đổi mới 2021

Tài liệu môn quản trị đổi mới 2021

Dạng câu hỏi Quản trị đổi mới

Câu 1: Phân biệt khái niệm sáng tạo, đổi mới, phát minh

Creativity (sáng tạo): là hành động biến những ý tưởng mới và giàu trí tưởng tượng thành hiện thực
Invention (phát minh, sáng chế): là việc tạo ra một ý tưởng hoặc khái niệm mới chưa từng có trước đó
Innovation (đổi mới): là việc biến một khái niệm hay ý tưởng mới thành thành công trong thương mại được sử dụng rộng rãi
 

Câu 2: Trình bày ngắn gọn phương pháp SCAMPER - phương pháp sáng tạo

Khái niệm: Phương pháp SCAMPER là kỹ năng tư duy tổng hợp, một công cụ tư duy khá hiệu quả trợ giúp đắc lực trong quá trình tìm ra các phát kiến nhằm thay đổi sản phẩm hoặc tiến trình công việc, kết quả mà phương pháp này mang lại có thể áp dụng trực tiếp hoặc như điểm khởi đầu theo cách tư duy bên lề vấn đề. giúp con người thay đổi những sản phẩm sẵn có thành những sản phẩm mới. 
Cấu thành SCAMPER:
Substitute (thay thế): có thể là thay thế con người, thành phần, chất liệu…
Khi sử dụng nguyên tắc thay thế để tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp, chúng ta đang đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi như: Có thể sử dụng những nguyên vật liệu khác để cải tiến sản phẩm này không? Có thể thay thế bước nào trong quy trình sản xuất? Dựa trên những sản phẩm/dịch vụ đã có sẵn trên thị trường, bạn có thể tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ khác tối ưu hơn, thuận lợi cho người dùng mà vẫn đảm bảo giá bán hợp lý. Vận dụng nguyên tắc thay thế, chúng ta không những có thể nảy ra các ý tưởng khởi nghiệp mới mà còn tìm ra cách liên tục cải tiến, tối ưu hóa sản phẩm của doanh nghiệp.
Combine (kết hợp): kết hợp các thành phần bộ phận
Nguyên tắc này dựa trên việc kết hợp các sản phẩm/dịch vụ khác nhau thành sản phẩm/dịch vụ mới có nhiều giá trị hơn cho khách hàng. Trong nhiều trường hợp, việc kết hợp những ý tưởng sáng tạo với nhau có thể dẫn đến những sản phẩm mang tính đột phá.
 Một ví dụ về việc ứng dụng nguyên tắc này là startup GeoOrbital Wheel tại Mỹ. Với ý tưởng biến những chiếc xe đạp thông thường trở thành những chiếc xe đạp điện khi cần, công ty này đã tạo ra bánh xe vận hành bằng động cơ một chiều không chổi than (BLDC Motor), giúp người sử dụng những lúc mệt mỏi với việc đạp xe hay cần di chuyển gấp có chiếc xe đạp điện mạnh mẽ với tốc độ lên đến 32 km/h từ chính chiếc xe đạp của họ trong chưa đầy một phút. Startup này có được thành công ban đầu ấn tượng khi hoàn thành việc gọi vốn sau chưa đầy 2 ngày trên Kickstarter và dự kiến sẽ ra mắt sản phẩm chính thức vào tháng 11/2016.
Adapt (thích ứng): thích ứng chuyển đổi phù hợp hơn, hiệu quả hơn hiện tại
Nguyên tắc thích nghi dựa trên cơ sở xem xét sản phẩm/dịch vụ hiện tại được sử dụng trong một trường hợp khác. Thử nghĩ về việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ đang có mặt trên thị trường để giải quyết những vấn đề khác của khách hàng và chúng ta có thể tìm ra ý tưởng khởi nghiệp mới.
 Chẳng hạn: Hiện nay, dầu dừa được không ít bạn trẻ ưa chuộng như loại mỹ phẩm để dưỡng da, dưỡng tóc… Dầu dừa được lấy từ cùi (cơm) của trái dừa. Phần cùi này trước đây thường dùng để ăn. Như vậy, cũng là cùi dừa nhưng khi được sử dụng cho mục đích khác, nó đã trở thành ý tưởng kinh doanh có khả năng sinh lời cao.
Modify (điều chỉnh): tăng giảm kích cỡ, thay đổi hình dáng
Đúng như tên gọi, nguyên tắc này gợi mở cho chúng ta những câu hỏi như: Có thể thay đổi hình dáng và kích thước của sản phẩm không? Có thể bổ sung những tính năng nào cho sản phẩm để tăng thêm giá trị cho khách hàng? Bằng cách đặt những câu hỏi theo nguyên tắc điều chỉnh này, chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm/dịch vụ khác biệt và phù hợp hơn với những phân khúc khách hàng khác nhau.
Bằng việc ứng dụng nguyên tắc này, nhiều chuỗi cửa hàng ăn uống đã phục vụ các khẩu phần nhỏ, vừa, lớn để đáp ứng nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng. Thêm một ví dụ nữa, việc Uber cung cấp cho khách hàng tại Việt Nam dịch vụ UberX - xe 4 chỗ loại nhỏ tiết kiệm chi phí cho người dùng ngoài dịch vụ truyền thống UberBLACK và gần đây là dịch vụ xe ôm UberMOTO.
Put to another use: (sử dụng vào mục đích khác)
Áp dụng nguyên tắc này có nghĩa là chúng ta phải tìm cách sử dụng các sản phẩm/dịch vụ thông thường vào những việc khác với thường lệ. Chuỗi cửa hàng café “nhai luôn ly” Monkey in Black là ví dụ tiêu biểu cho lối tư duy này. Khởi đầu bằng việc làm ra những ly café bằng bánh cookie và chocolate trắng để khách hàng sau khi thưởng thức xong café có thể ăn phần ly và tiếp tục với những sản phẩm sáng tạo khác như Đá đổi vị - đá thay đổi vị của ly nước trong quá trình uống một cách tự nhiên hay Uống luôn xô - mở đầu trào lưu ăn xô uống tô của giới trẻ, đến nay, Monkey in Black Coffee đã trở thành một trong những thương hiệu café được nhiều bạn trẻ ưa chuộng tại TPHCM. Có thể thấy, nguyên tắc này có thể giúp ý tưởng khởi nghiệp trở nên táo bạo và độc đáo hơn.
Eliminate (loại bỏ): loại bỏ các thành phần bộ phận chức năng không cần thiết làm đơn giản hơn mà vẫn đảm bảo mục đích và hiệu quả
Nguyên tắc này được sử dụng khi chúng ta nhận thấy sản phẩm/dịch vụ hiện tại có thể loại bỏ hay chia nhỏ một số yếu tố, chức năng để giảm bớt chi phí, công sức và thời gian sản xuất mà sản phẩm/dịch vụ mới được tạo ra vẫn có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu của phân khúc khách hàng khác. Apple với chính triết lí “Tối giản và cực hảo - chỉ giữ lại những gì cần thiết” của Steve Jobs đã tạo ra những sản phẩm mang tính cách mạng và thay đổi cách con người sử dụng công nghệ.
Reverse (đảo ngược): xem xét vấn đề theo hướng ngược lại, nhìn nhận vấn đề không theo thông thường để tìm ra yếu tố đột phá
Với nguyên tắc này, chúng ta sẽ có được  ý tưởng khởi nghiệp mà trong đó sản phẩm/dịch vụ có cấu trúc, một trật tự sắp xếp khác so với thông thường. Đơn giản nhất là chúng sẽ đảo ngược với hiện tại. Các cửa hàng thức ăn nhanh chính là minh chứng tiêu biểu cho nguyên tắc này. Thay vì ngồi vào bàn và đợi nhân viên phục vụ đến tận bàn để gọi món và trả tiền sau bữa ăn, khách hàng thực hiện tất cả những việc này ngay tại quầy thanh toán khi vừa bước vào cửa hàng.
 

Câu 3: Phân tích lược đồ mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh Canvas (BMC) được phát triển bởi chuyên gia quản trị người Thuỵ Điển Alexander Osterwalder. Canvas cung cấp một cái nhìn tổng thể về doanh nghiệp qua 9 trụ cột và cực kì hữu dụng khi doanh nghiệp cần phân tích so sánh về tác động của gia tăng đầu tư lên bất kì nhân tố nào.
Ưu điểm:
Ngắn gọn và súc tích
Mô hình kinh doanh là một kế hoạch chi tiết xác định doanh nghiệp của bạn ban đầu. Đây là một công cụ hữu ích để giao tiếp dễ dàng với các nhà đầu tư, đối tác cũng như các nhân viên. Bởi sự ngắn gọn chỉ nằm trong một trang giấy nhưng vẫn truyền tải đầy đủ được tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp.
Giảm thiểu rủi ro thất bại
Mô hình kinh doanh Canvas giúp thực hiện các bước để đưa ý tưởng ra thị trường. Kết nối những giá trị của bạn + phân khúc khách hàng + luồng doanh thu. Từ đó tạo ra chiến lược tiếp thị, tuyên ngôn định vị cũng như chiến lược bán hàng của bạn. Tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp với đối thủ.
 
1. Đối tác chính (Key Partners)
Đối tác chính là những công ty hoặc nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài giúp thực hiện hoạt động kinh doanh với mục đích chính là mang lại lợi ích cho khách hàng 
2. Các hoạt động kinh doanh chính (Key Activities)
Hoạt động chính là một điểm quan trọng nhất trong việc xác định giá trị của công ty. Bao gồm các hoạt động như xây dựng sản phẩm, nghiên cứu và phát triển, chiến lược hành động,…
3. Các nguồn lực chính (Key Resources)
Nguồn lực chính bao gồm các tài sản quan trọng và cần thiết để mô hình kinh doanh được hoạt động hiệu quả. Ví dụ như văn phòng, nguồn lực con người, tài chính, tài sản hữu hình,…
4. Giá trị mục tiêu (Value Propositions)
Xác nhận giá trị nghĩa là lý do cốt lõi để công ty tồn tại, giá trị này chính là nhằm đáp ứng nhu cầu từ phía khách hàng. Doanh nghiệp này khác biệt so với đối thủ cùng ngành như thế nào? Những khác biệt này một mặt tập trung vào những yếu tố có thể định lượng được như giá, dịch vụ, tốc độ và điều kiện giao hàng. Mặt khác, nó cũng tập trung vào những yếu tố có thể định tính bao gồm thiết kế, trạng thái thương hiệu và trải nghiệm cũng như sự hài lòng của khách hàng.
5. Quan hệ khách hàng (Customer Relationships)
Quan hệ khách hàng là mối quan hệ một công ty cần thiết lập với các phân khúc khách hàng cụ thể nhằm giữ chân và phát triển mối quan hệ với khách hàng
6. Các kênh truyền thông (Channels)
Giúp nhãn hàng tiếp cận dễ dàng đến người tiêu dùng. Kênh phân phối trực tiếp (đội ngũ bán hàng, website bán hàng,…), kênh phân phối gián tiếp (đại lý bán hàng, cửa hàng đối tác,…)
7. Phân khúc khách hàng (Customer Segment)
Cần phân chia khách hàng thành nhiều nhóm theo tuổi, giới tính, địa lý, thu nhập, sở thích, thói quen,… để phục vụ nhu cầu của từng nhóm tốt hơn
8. Cơ cấu chi phí (Cost Structure)
Mô tả tất cả các chi phí cần thiết để duy trì và điều hành một công việc kinh doanh: chi phí cố định, chi phí biến động
9. Dòng doanh thu (Revenue Streams)
Dòng doanh thu là phương pháp công ty sử dụng để các phân khúc khách hàng mua sản phẩm / dịch vụ. Có nhiều cách tạo ra dòng doanh thu cho công ty. Ví dụ như bán tài sản, quảng cáo, tiền cho thuê dịch vụ,...

Dưới đây là tài liệu môn Quản trị đổi mới mới nhất cho các bạn sinh viên cũng như đối tượng liên quan tham khảo.

 
Tài liệu tham khảo môn Quản trị đổi mới mới nhất : Tại đây

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo