KẾ TOÁN THỰC TẾ - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN


lớp học kế toán thực hành

dịch vụ kế toán thuế

học kế toán online

khóa học gia sư kế toán

Tài liệu môn kinh tế đô thị (CN) 2021


Kinh tế càng phát triển, càng thúc đẩy quá trình đô thị hóa góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc đô thị hóa và phát triển kinh tế đô thị cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, giải đáp. Trên thế giới đã và đang phát triển môn khoa học kinh tế đô thị, nhưng tại Việt Nam, vấn đề kinh tế đô thị còn khá mới, ít người biết đến môn khoa học này, đồng thời tài liệu cũng chưa nhiều. Vậy thì dưới đây đã tổng hợp tài liệu về môn kinh tế đô thị (CN) cho các bạn sinh viên hoặc đối tượng cần quan tâm tham khảo.

Tài liệu môn kinh tế đô thị (CN) 2021

Tài liệu môn kinh tế đô thị (CN) mới nhất 2021
 

1. Dạng kinh tế đô thị (CN)

Năm định đề cơ bản kinh tế học đô thị của O’Sullivan (Cho ví dụ ở mỗi định đề)

a/ Giá cả điều chỉnh sự cân bằng về vị trí
- Vị trí cân bằng khi không có động cơ để rời bỏ.
- Giá cả thuê nhà, lao động, đất đai v.v...tại một vị trí nếu thích hợp cho việc kiếm được lợi nhuận thì
các nhà kinh doanh sẽ không rời bỏ nó.
 
b/ Các hiệu ứng tự tăng cường (self-reinforcing effects) tạo ra kết quả khác thường.
Hiệu ứng tự tăng cường xảy ra khi một sự thay đổi kéo theo nhiều sự thay đổi cùng hướng đó.
 
c/ Các ngoại ứng (externalities) gây ra sự kém hiệu quả xã hội.
Ngoại ứng xảy ra khi một phần chi phí hay lợi ích của một vụ giao dịch lại chuyển sang cho những
người đứng ngoài vụ giao dịch đó
 
d/ Sự sản xuất đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô
- Hiệu quả kinh tế nhờ quy mô xuất hiện khi chi phí sản xuất bình quân giảm đi nếu quy mô sản xuất
tăng lên (sản lượng tăng)
- Lợi thế kinh tế nhờ quy mô: + Công ty thương mại sẽ xác định vị trí tại các địa điểm tối ưu
+ Giá đất tăng lên
+ Con người tối ưu hoá việc sử dụng đất
 Các mảnh đất nhỏ hơn dần xuất hiện
 Chuyên môn hóa
 
e/ Sự cạnh tranh khiến lợi nhuận kinh tế bằng 0
- Mỗi doanh nghiệp (DN) gia nhập thị trường tại một vị trí nhất định, lợi nhuận của từng DN đó lại
chịu tác động bởi các DN ở vị trí khác. Do mỗi DN chỉ “độc quyền” sản phẩm tại chính vị trí của
mình, còn sự gia nhập thị trường của các DN tại vị trí khác cho phép khách hàng so sánh lựa chọn
hàng để mua.
- Sự cạnh tranh khiến các DN tiếp tục gia nhập thị trường cho đến lúc lợi nhuận kinh tế bằng 0 mới
dừng lại.
 

2. Dạng kinh tế đô thị (CN)

Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế

a/ Lý thuyết về lợi thế so sánh của Ricardo:
 Ricardo tập trung phân tích chi phí so sánh và tìm hiểu bằng cách nào để một quốc gia thu lợi
được từ thương mại khi chi phí thấp hơn tương đối.
 Ví dụ: thương mại rượu vang và lúa mì giữa Anh và Bồ đào nha. Ricardo chỉ ra rằng nếu một
quốc gia sản xuất hàng hoá ở chi phí cơ hội thấp hơn, thì nên chuyên môn hoá vào đó. Và tham gia
trao đổi hàng hoá quốc tế với quốc gia chuyên môn hoá ngành hàng khác.
 Lợi thế so sánh là lợi thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế, khi các quốc gia tập
trung chuyên môn hoá sản xuất và trao đổi những mặt hàng có bất lợi nhỏ nhất hoặc những mặt hàng
có lợi lớn nhất thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi.
 
b/ Mô hinh hai khu vưc (Arthur Lewis, 1954)
 Do sản xuất nông nghiệp bị hạn chế về mặt diện tích đất sản xuất, do đó sản phẩm cận biên tăng
thêm của một nông dân được giả định sẽ tiến đến zero theo quy luật “lợi nhuận biên giảm dần” [giải thích]
 Do có sự khác biệt về tiền lương giữa ngành sx nông nghiệp và các ngành sx chế biến hiện đại,
cho nên lao động dư thừa sẽ dịch chuyển tới các ngành sản xuất khác mà không làm ảnh hưởng đến
sản lượng đầu ra của ngành nông nghiệp.
Hạn chế của mô hình
 Hạn chế của mô hình này không lý giải được hiện tượng dòng người nhập cư vẫn ào ạt đổ về
thành phố trong khi tình trạng thất nghiệp đang diễn gay gắt tại các nước đang phát triển [Quy luật
tiền lương hiệu quả]
 Có thể lợi nhuận của doanh nghiệp không đầu tư va có thể đầu tư vao công nghệ hơn la thu hut
thêm lao động
 Lao động không dễ dàng dịch chuyển sang khu vực công nghiệp chế tạo.
Tiền lương không phải luôn luôn la cố định. Tiền lương có thể tăng va lợi nhuận có thể giảm
(nghiệp đoan)
 
c/ Mô hình thay đổi cơ cấu (Hollis Chenery, 1981)
 Dịch chuyển nông nghiệp sang công nghiệp (tổng giá trị và lao động)
 Thay đổi cơ cấu tiêu dùng (hàng lương thực thực phẩm sang hang công nghiệp chế biến và dịch
vụ)
 Phát triển thanh thị va công nghiệp đô thị đi cung với di dân
 Thay đổi quy mô hộ gia đinh va tăng dân số
 Tích lũy vốn vật chất va nhân lực
 Thay đổi thương mại quốc tế
 
d/ Mô hình Robert Solow (1956) với luận điểm cơ bản là việc tăng vốn sản xuất chỉ ảnh hưởng đến
tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà không ảnh hưởng trong dài hạn, tăng trưởng sẽ đạt trạng thái
dừng
- Một nền kinh tế có mức tiết kiệm cao hơn sẽ có mức sản lượng cao hơn không ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế trong dài hạn.
 
e/ Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển xây dựng mô hình của mình dựa trên hệ giả thiết mà hai giả
thiết căn bản là:
(1) giá cả linh hoạt
(2) nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng lao động
 Mô hình tăng trưởng kinh tế của họ cho thấy, khi nền kinh tế đang ở trạng thái tăng trưởng cân
bằng mà chuyển sang trạng thái tăng trưởng không cân bằng thì đó chỉ là nhất thời, và nó sẽ mau
chóng trở về trạng thái cân bằng.
 
 
Tài liệu môn Kinh tế đô thị (CN) mới nhất : Tại đây

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo