KẾ TOÁN THỰC TẾ - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN


lớp học kế toán thực hành

dịch vụ kế toán thuế

học kế toán online

khóa học gia sư kế toán

Tài liệu môn Kiểm toán hoạt động 2021


Sau đây là một số bài tập môn Kiểm toán hoạt động và tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên hoặc đối tượng theo ngành này quan tâm.

Tài liệu môn Kiểm toán hoạt động 2021

Tài liệu môn kiểm soát hoạt đông mới nhất 2021

Bài 1. Dạng bài Kiểm toán hoạt động

Kiểm toán viên kiểm toán hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của Công ty Thuỷ sản Anh Trang phát hiện những vấn đề sau:
Nhiều thuốc kháng sinh được sử dụng để phòng bệnh cho tôm dẫn đến 1 số lô tôm xuất khẩu vượt dư lượng kháng sinh cho phép của đối tượng nhập khẩu giá cao. Những lô này sau đó được bán cho đối tác khác với giá rẻ hơn rất nhiều.
Một số địa điểm, công ty đào đất thành hồ lớn để nuôi tôm làm mất cân bằng sinh thái địa phương.
Chưa có hợp đồng bán thuỷ sản phế phẩm cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc để tiết kiệm chi phí.
Chi phí lao động trực tiếp tăng mạnh trong năm. Do công ty không có nguồn lao động ổn định hay thuê theo thời vụ nên bị động theo điều kiện thị trường lao động.
Tỉ lệ sản phẩm hỏng trong năm tăng quá nhiều.
Tính đồng nhất về quy cách của nhóm tôm xuất khẩu giảm mạnh trong khi đối tác của công ty yêu cầu quy cách sp xuất khẩu phải đồng nhất.
* Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất:
- Về sức sản xuất: hiệu quả hoạt động kém do tỷ lệ sản phẩm hỏng trong năm tăng quá nhiều dẫn đến sức sản xuất kém. (NV e).
-Về sức sinh lời:
+ Từ phát hiện a: 1 số lô tôm xuất khẩu vượt dư lượng kháng sinh cho phép của đối tác nhập khẩu giá cao nên phải bán cho đối tác khác với giá rẻ dẫn đến lợi nhuận của DN giảm, sức sinh lời giảm.
+ Từ phát hiện c: DN chưa có hợp đồng bán thuỷ sản phế phẩm cho cơ sở chế biến thức ăn gia súc => DN chưa tiết kiệm được chi phí, giảm sức sinh lời.
+ Từ phát hiện d: Chi phí lao động trực tiếp tăng mạnh => Tăng chi phí => giảm lợi nhuận=> giảm sức sinh lời.
+ Từ phát hiện e: tỷ lệ sản phẩm hỏng tăng => giảm số lượng sp đủ điều kiện xuất khẩu => giảm sức sinh lời.
=> Sức sinh lời của DN kém.
- Về mức tiết kiệm:
+ Từ phát hiện c: Chưa tái chế đc thuỷ sản phế phẩm để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+ Từ phát hiện d: Chi phí lao động tăng cao do thị trường lao động bất ổn => DN chưa tiết kiệm được chi phí lao động trực tiếp.
=> DN chưa có biện pháp tiết kiệm chi phí phù hợp dẫn đến mức tiết kiệm kém.
=> Hiệu quả sản xuất của DN kém.
* Đánh giá hiệu năng quản lý hoạt động sản xuất:
- Về mức đảm bảo nguồn lực: Từ phát hiện d, DN có nguồn lao động không ổn định, thuê theo thời vụ => DN chưa đảm bảo mức độ ổn định lao động cho quá trình sản xuất.
- Về mức độ phù hợp giữa kết quả đạt được và mục tiêu:
+ Từ phát hiện a và f: Chất lượng tôm không đảm bảo dẫn đến không đạt được số lượng đơn hàng và giá bán như mục tiêu đề ra => giảm uy tín của công ty.
+ Từ phát hiện b: DN làm mất cân bằng sinh thái địa phương => DN chưa nghiên cứu và đưa ra biện pháp thích hợp để cân bằng giữa mục tiêu sản xuất và bảo vệ môi trường => Khâu quản lý, kiểm soát chất lượng chưa tốt.
- Về mức năng động của nhà quản trị: Từ phát c, DN không linh động trong việc tìm kiếm cơ sở chế biến thức ăn gia súc đế bán thuỷ hải sản phế phẩm nhằm tiết kiệm chi phí.
=> Hiệu năng quản lý kém.
* Nhận định yếu điểm và đề xuất giải pháp:
- Yếu điểm của công tác kiểm soát hoạt động sản xuất ( trang 189): Từ phát hiện 6, tính đồng nhất về quy cách tôm xuất khẩu giảm mạnh chứng tỏ khâu kiểm soát sản xuất chưa chặt chẽ ( các yếu điểm khác thuộc công tác khác chứ ko phải công tác kiểm soát hoạt động sản xuất.)
- Nguyên nhân:
+ Quá trình muôi và tuyển chọn tôm giống chưa đạt yêu cầu.
+ Kinh nghiệm và trình độ của lao động nuôi tôm chưa đồng nhất.
+ Tính đồng bộ của máy móc, nguyên liệu, phương tiện nuôi tôm kém.
- Giải pháp : Tương ứng các nguyên nhân trên, đề ra giải pháp:
+ Quản lý chặt chẽ NVL đầu vào từ quá trình nuôi tôm để đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng đồng thời đảm bảo nguồn cung ứng đúng mục tiêu.
+ Nâng cao trình độ và kinh nghiệm của người lao động.
+ Kiểm soát chặt chẽ quá trình nuôi và chế biến.
+ Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, thay mới nếu cần thiết.
* Thủ tục kiểm tra để phát hiện ( dựa vào trang 182 để chém):
- Xem xét tài liệu :
+ Xem xét hợp đồng xuất nhập khẩu và các chỉ tiêu chất lượng.
+ Hoá đơn mua nguyên vật liệu nuôi tôm xem thuốc kháng sinh, NVL đầu vào đạt chất lượng không.
+ Biên bản xuất kho nguyên vật liệu: Kiểm tra lượng thuốc kháng sinh được sử dụng.
+ Biên bản đánh giá chất lượng để xem có đồng đều và phù hợp yêu cầu của nhà nhập khẩu không.
- So sánh: so sánh mức đồng nhất về quy cách của nhóm sản phẩm tôm thực tế so với yêu cầu của đối tác.
- Phỏng vấn:
+ Phỏng vấn nhân viên bộ phận kiểm định chất lượng để tìm hiểu mức đồng nhất của sp.
+ Phỏng vấn quản lý tổ đội sx tìm hiểu độ đồng đều của tay nghề ng lao động từ đó đưa ra đánh giá về việc quản lý sử dụng lđ trong sản xuất.
- Quan sát: quan sát quy trình chế biến, vận hành máy móc.
 

Bài 2. Dạng bài Kiểm toán hoạt động

Phát hiện yếu điểm trong kiểm soát tương ứng với những nội dung nêu trên của kiểm toán viên nội bộ, đề xuất để cải thiện tình hình:( tìm yếu điểm trang 178)
KTV nội bộ tìm thấy sự khác nhau về dung sai đã sử dụng trong sản xuất linh kiện máy móc nông nghiệp. Nhà máy Atlanta đã sử dụng dung sai 3/8 inch trái lại nhà máy Charleston sử dụng dung sai 5/16 inch.
- Yếu điểm trong kiểm soát việc thiết kế, nghiên cứu và kiểm soát chất lượng chưa chặt chẽ dẫn tới 2 nhà máy sử dụng 2 loại dung sai khác nhau.
- Một linh kiện có dung sai thấp hơn có thể lắp ráp cho sản phẩm của cả 2 nhà mày, còn linh kiện có dung sai cao hơn chỉ lắp ráp cho sản phẩm sản xuất tại nơi đó, tạo ra chất lượng sản phẩm không đồng nhất, khâu bảo hành gặp khó khăn, ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp.
- Giải pháp:
+ Sử dụng thống nhất 1 tiêu chuẩn dung sai phù hợp, dung sai thấp hơn cho chất lượng sản phẩm tốt hơn nhưng tốn nhiều chi phí hơn.
+ Kiểm tra kiểm soát chặt chẽ khâu thiết kế và sản xuất linh kiện tại các nơi khác nhau, đảm bảo mức độ đồng đều.
+ Nhà quản lý đưa ra chính sách, định hướng tốt trong khâu thiết kế sản phẩm.
Kiểm tra một số công việc và nhiệm vụ của lao động sản xuất cho thấy việc chuyển giao không được phê chuẩn giữa các công việc khác nhau. Khi phỏng vấn, công nhân trả lời để giảm tải và sửa chữa lỗi xảy ra trước đó, nhưng kiểm toán viên không phát hiện ra lỗi nào trong công đoạn sản xuất.
- Yếu điểm trong kiểm soát việc quản lý và sử dụng lao động.
-  Công việc và nhiệm vụ của lao động sản xuất được kiểm soát không chặt chẽ dẫn tới lao động tự ý chuyển giao không qua xét duyệt gây khó khăn trong việc tính toán lương, truy cứu trách nhiệm khi xảy ra thất thoát, ảnh hưởng tới chất lượng công việc.
- Giải pháp:
+ Phân công nhiệm vụ rõ ràng và hợp lý.
+ Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quá trình chuyển giao công việc.
c.Kiểm toán viên phát hiện ra một vài đơn đặt hàng đã bị huỷ bỏ trong năm do sự trì hoãn việc mua sắm và phân phát những bộ phận thiết bị thiết yếu.
- Yếu điểm trong việc kiểm soát xác định và đánh giá những dịch vụ cần thiết cho vận hành phương tiện, thiết bị cũng như khả năng cung ứng sẵn sàng cho sản xuất.
- Việc kiểm soát ko tốt các thiết bị cần thiết dẫn đến phân phối thiết bị không kịp thời khiến đơn đặt hàng bị huỷ bỏ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín cũng như kết quả của doanh nghiệp, mối quan hệ với khách hàng.
- Đề xuất :
+ Kiểm kê chặt chẽ các thiết bị đang sử dụng và có nhu cầu đầu tư mới để sẵn sàng cung ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất khi cần thiết.
+ Định kỳ bảo dưỡng máy móc thiết bị.
+ Có chính sách khen thưởng, xử phạt nhân công chịu trách nhiệm phân phối thiết bị sản xuất hợp lý.
+ Đưa ra các khoản chiết khấu, gói khuyến mại để xin lỗi và lấy lại uy tín với khách hàng.
KTV kiểm nghiệm số lượng xe gắn máy được lựa chọn để xem xét khả năng hoạt động của chúng và nhận thấy một số xe gắn máy ko hoạt động do những sai sót mà ko được báo cáo.
- Yếu điểm trong kiểm soát việc thiết kế, nghiên cứu và kiểm soát chất lượng sản phẩm.
- Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm ko tốt dẫn tới các sản phẩm sai hỏng ko đc báo cáo ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp
- Đề xuất:
+ Xử lý sửa chữa lô hàng kém chất lượng, tìm hiểu nguyên nhân và quy kết trách nhiệm: do linh kiện, thiết bị đầu vào chất lượng ko đảm bảo hay trình độ tay nghề của công nhân, sự thiếu trách nhiệm của công nhân…
+ Kiểm soát chặt chẽ khâu kiểm định chất lượng.
+ Nhà quản lý đưa ra chính sách khuyến khích khen thưởng cũng như xử phạt phù hợp.
 

 Bài 3. Dạng bài Kiểm toán hoạt động

Chương trình kiểm toán hoạt động thu chi và thanh toán nêu mục tiêu đánh giá hoạt động thông qua các tiêu chí:
Tính liên tục của các phiếu thu.
- Kiểm tra cột “STT của phiếu thu” từ bảng kê số 1, phát hiện thiếu phiếu thu số 7546, 7547, 7548
- Tiêu chí đánh giá:
hiệu lực hệ thống kiểm soát nội bộ
I.02 ( Mức kiểm soát qua hệ thống chứng từ, sổ kế toán).
I.02.01. Mức kiểm soát được qua hệ thống chứng từ.
I.02.01.01. Tính liên tục của chứng từ.
I.02.01.01.01. Tính liên tục của phiếu thu.
- Nguyên nhân các phiếu thu chưa được đánh số đầy đủ:
+ Kế toán viên bỏ sót các phiếu thu.
+ Kế toán viên cố tình không vào sổ các phiếu thu.
+ Kế toán viên ghi sai phiếu thu nên huỷ chứng từ mà không thông báo
=> Không có sự liên tục của phiếu thu.
Tính cập nhật của các thông tin vềthu chi, thanh toán:
- Từ Sổ tay kiểm toán viên bàn giảo lại, số tiền từ ngân phiếu nhận ngày ngày 9/12 nhưng được ghi sổ ngày 30/12:
   5 triệu *7 + 2 triệu * 6 = 47 triệu.
- Tiêu chí đánh giá:
hiệu lực hệ thống kiểm soát nội bộ
I.02. Mức kiểm soát được qua hệ thống thông tin
I.02.02. Mức kiểm soát được qua hệ thống sổ chi tiết
I.02.02.01. Có ghi sổ và kiểm soát kịp thời những biến động.
III.Hiệu năng quản lý:
III.03. Mức năng động của nhà quản lý:
III.03.01. Mức quản lý kịp thời việc thực hiện, tuân thủ nguyên tắc của nhân viên.
III.03.01.01. Mức quản lý kịp thời việc thực hiện, tuân thủ nguyên tắc của nhân viên kế toán.
- Nguyên nhân & ảnh hưởng
+ Kế toán viên bỏ sót nghiệp vụ.
+ Kế toán viên cố tình chiếm dụng vốn bất hợp  pháp dẫn tới doanh nghiệp không thể sử dụng tiền để thanh toán hoặc kinh doanh.
=> Tính cập nhật của thông tin không được đảm bảo.
Hiệu năng quản lý qua thực hiện định mức về tiền mặt tồn quỹ (50 triệu).
- Kiểm tra cột “Số dư cuối ngày” của Bảng kê số 1 phát hiện tiền mặt tồn quỹ của các ngày trên Bảng kê đều cao hơn định mức.
- Tiêu chí đánh giá:
III. Hiệu năng quản lý.
III.02. Mức phù hợp của kết quả và mục tiêu
III.02.01. Số tiền không chi được so với dự kiến
III.02.02. Tỷ suất số tiền chi đúng dự kiến
  III.02.02.01. Tỷ suất số tiền chi ( so với tổng số tiền chi dự kiến)
  III.02.02.02. Tỷ suất số tiền chi theo đối tượng ( so với số tiền dự kiến chi cho từng đối tượng).
- Nguyên nhân tiền mặt tồn quỹ và ảnh hưởng: DN chưa quản lý tốt lượng tiền tồn quỹ khiến rủi to tài chính tăng cao và DN ko thu được tiền lãi khi đem lượng tiền đó đi kinh doanh or gửi ngân hàng.
=> Hiệu năng quản lý qua thực hiện định mức tiền mặt quản lý kém
 
 
Tài liệu tham khảo môn Kiểm toán hoạt động mới nhất : Tại đây
 

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo