Dự án đầu tư là gì và phân loại dự án đầu tư những đặc trưng và chu kỳ của dự án đầu tư mà các nhà thầu, nhà đầu tư cần lưu ý
Định nghĩa về dự án đầu tư là gì được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau:
Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể trong khoản thời gian xác định
Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch chặt chẽ nhắm đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai
Dự án đầu tư là một công cụ quản lý về việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài
Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết được bố chí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu trong tương lai
1.1/ Dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công
Là dự án đầu tư sử dụng một trong những nguồn vốn sau:
+ Vốn ngân sách nhà nước
+ Vốn trái phiếu chính phủ
+ Vốn công trái quốc gia
+ Vốn trái phiếu chính quyền địa phương
+ Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
+ Vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
+ Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước
+ Vốn từ nguồn thu để lại đầu tư nhưng chưa đưa vào ngân sách nhà nước
+ Vốn vay khác của ngân sách địa phương
1.2/ Dự án đầu tư bằng các nguồn vốn khác
+ Vốn vay thương mại
+ Vốn liên doanh liên kết
+ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
+ Vốn huy động trên các thị trường tài chính(trong nước, quốc tế)
+ Vốn tư nhân
Căn cứ theo phân loại này thì dự án đầu tư được phân thành 4 nhóm dự án
- Dự án quan trọng quốc gia
- Dự án nhóm A
- Dự án nhóm B
- Dự án nhóm C
Để hiểu hơn về các loại dự án đầu tư bạn cần biết:
- Dự án quan trọng quốc gia: Là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau thuộc một trong các tiêu chí dưới đây:
+ Sử dụng vốn đầu tư công từ 10,000 tỷ đồng trở lên
+ Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường bao gồm:
++ Nhà máy điện hạt nhân
++ Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên, rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên, rừng sản xuất từ 1000 héc ta trở lên
+ Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên
+ Di dân tái định cư từ 20,000 người trở lên ở miền núi, từ 50,000 trở lên ở các vùng miền khác
+ Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được quốc hội quyết định
- Dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C
Căn cứ vào tổng mức đầu tư của từng dự án để phân ra từng loại dự án theo nhóm A, nhóm B, nhóm C chi tiết áp dụng tại luật đầu tư công 2014
Chi tiết hơn xem thêm tại: Phân loại các dự án nhóm a b c
Dự án đầu tư có cấu phần xây dựng: Là những dự án đầu tư như xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án
Dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng: Là những dự án đầu tư như dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị máy móc và dự án khác
Căn cứ vào lĩnh vực đầu tư dự án đầu tư có thể phân thành:
+ Dự án đầu tư vào lĩnh vực giao thông vận tải: Là dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông đường bộ hoặc đường thủy; các hoạt động đầu tư duy tư bảo dưỡng phát triển hệ thống giao thông
+ Dự án đầu tư vào lĩnh vực nông – lâm – ngư – diêm nghiệp: Là những dự án đầu tư phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, trồng rừng, thủy lợi, sản xuất muối và phát triển nông thôn…
+ Dự án đầu tư lĩnh vực công nghiệp: Là những dự án đầu tư vào các ngành như cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất(bao gồm cả hóa dược), vật liệu nổ công nghiệp, khai thác khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến khác
+ Dự án đầu tư vào lĩnh vực xây dựng: Là những dự án đầu tư xây dựng các công trình nhà ở, công sở, hạ tầng kỹ thuật đô thị..
Căn cứ theo địa điểm thực hiện dự án, dự án có thể được phân chia theo
+ Theo tỉnh, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An,..
+ Theo vùng lãnh thổ: Vùng Đông Bắc, Vùng Tây Bắc, Vùng Đồng Bằng Sông Hồng, Vùng bắc trung bộ, vùng nam trung bộ, vùng đông nam bộ, vùng đồng bằng sông cửu long
♦ Dự án đầu tư có đặc trưng cơ bản sau:
♦ Dự án đầu tư có mục đích mục tiêu rõ ràng
♦ Dự án có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn
♦ Dự án có sự tham gia của nhiều bên như: Nhà đầu tư, nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư, nhà tài trợ vốn
♦ Sản phẩm của dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo
♦ Môi trường hoạt động của dự án là va chạm và có sự tương tác phức tạp
♦ Dự án có tính chất bất định và độ rủi ro cao
Chu kỳ của dự án đầu tư là các giai đoạn mà dự án phải trải qua từ khi dự án mới chỉ là ý tưởng cho đến khi dự án hoàn thành và chấm dứt hoạt động
Dự án đầu tư trải qua 3 giai đoạn chính:
Là giai đoạn nghiên cứu và thiết lập dự án đầu tư gồm 2 công việc
+ Soạn thảo dự án /lập dự án
+ Đánh giá và quyết định lựa chọn dự án/thẩm định dự án
Kết quả của giai đoạn chuẩn bị đầu tư là bản dự án đầu tư đã được cấp thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét và phê duyệt kèm theo quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Là giai đoạn thi công công trình hoặc mua sắm lắp đặt máy móc thiết bị
Các bước cần thực hiện:
Thứ nhất: Hoàn tất các thủ tục để triển khai dự án
+ Lập hồ sơ xin giao đất hoặc thuê đất
+ Đền bù giải phóng mặt bằng
+ Rà phá bom mìn nếu có
+ Xin giấy phép xây dựng
+ Xin giấy phép khai thác tài nguyên
Thứ hai: Tổ chức tuyển chọn tư vấn và nhà thầu
♦ Tư vấn khảo sát
♦ Thiết kế
♦ Giám định kỹ thuật
♦ Chất lượng công trình
♦ Nhà thầu thi công
♦ Nhà thầu cung cấp thiết bị
♦ Theo luật đấu thầu và tiến hành ký kết hợp đồng
Thứ ba: Thi công xây dựng công trình, lắp đặt máy móc thiết bị
♦ Thi công xây dựng công trình
♦ Lắp đặt máy móc thiết bị
♦ Kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng
♦ Quản lý về mặt kỹ thuật, chất lượng thiết bị, chất lượng xây dựng
Thứ tư: Nghiệm thu chạy thử và đưa vào sử dụng
Kết quả của giai đoạn thực hiện đầu tư là
+ Các công trình xây dựng đã hoàn thành
+ Máy móc thiết bị đã được lắp đặt
+ Công nhân đã được đào tạo để có thể vận hành dự án
Là giai đoạn dự án đi sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp các hoạt động dịch vụ
Giai đoạn này có thể chia làm 3 giai đoạn:
Sử dụng chưa hết được công suất của dự án
Công suất dự án ở mức cao nhất
Công suất giảm dần và đi đến thanh lý ở cuối đời dự án
Kết quả: Sản phẩm dịch vụ được sản xuất và cung cấp, có thu để bù lại chi phí đã bỏ ra và có lợi nhuận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
⇒ Khóa học kế toán xây dựng - Dạy lên báo cáo tài chính, biết cách bóc tách công trình
⇒ Học kế toán cho giám đốc - Chủ doanh nghiệp cần nắm vững cách đọc báo cáo tài chính
⇒ Học kế toán thực hành - Đây là bảng giá về các khóa học kế toán