KẾ TOÁN THỰC TẾ - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN


lớp học kế toán thực hành

dịch vụ kế toán thuế

học kế toán online

khóa học gia sư kế toán

Báo cáo tài chính là gì và hạn nộp BCTC


Báo cáo tài chính là gì phân loại ý nghĩa và lịch nộp hạn nộp của báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp cơ quan thuế

Báo cáo tài chính là gì

Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là sản phẩm cuối cùng của hệ thống kế toán tài chính, cung cấp đầy đủ các thông tin về tình trạng tài chính, kết quả hoạt động và dòng tiền lưu chuyển sau mỗi kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp thông tin hữu ích cho nhiều đối tượng bao gồm cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp

báo cáo tài chính là gì

Xét trong một quy trình kế toán trong doanh nghiệp thì BCTC là sản phẩm đầu ra, nhưng trong mô hình thông tin ra quyết định, các BCTC lại đọng vai trò là đầu vào quan trọng cho việc ra quyết định kinh doạnh của các nhà quản lí.

Để có thể ra quyết định kinh doanh, các đổi tượ ng sử dụng cần nắm được các thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền của doanh nghiệp. Các yêu tố hay chỉ tiêu kinh tế cụ thể phản ánh các thông tin trên thường được sắp xếp và trình bày trong 04 mẫu của báo cáo tài chính

Phân loại báo cáo tài chính:

     * Theo quan hệ pháp lý:

     + Báo cáo bắt buộc: Là báo cáo mà mọi doanh nghiệp đều phải lập, gửi định kỳ, không phân biệt hình thức sở hữu và quy mô doanh nghiệp.

     + Báo cáo hướng dẫn: Là báo cáo không mang tính chất bắt buộc mà chỉ mang tính hướng dẫn.

     * Theo Kỳ lập báo cáo: Chia thành Báo cáo tài chính năm, báo cáo giữa niên độ, báo cáo tài chính khác (tuần, tháng, 6 tháng,…)

     * Phạm vi lập báo cáo: Chia thành báo cáo tài chính của đơn vị độc lập và báo cáo tài chính hợp nhất của tổng công ty hoặc tập đoàn kinh tế.

Ý nghĩa của báo cáo tài chính là gì

     + Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện về tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán.

     + Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động cũng như thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán trong tương lai

Yêu cầu, nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính

* Nguyên tắc lập báo cáo tài chính:

1. Tuân thủ các quy định tại chuẩn mực kế toán

2. Tôn trọng bản chất hơn hình thức.

3. Tài sản không được ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu hồi; nợ phải trả không được ghi nhận thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán.

4. Tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt. Chỉ thực hiện bù trừ khi tài sản và nợ phải trả liên quan đến cùng một đối tượng, có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện cùng loại.

5. Phân loại tài sản và nợ phải trả.

a) Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo được phân loại là ngắn hạn;

b) Những tài sản và nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài hạn.

c) Khi lập BCTC, kế toán phải thực hiện tái phân loại tài sản và nợ phải trả được phân loại là dài hạn trong kỳ trước nhưng có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ SXKD thông thường kể từ thời điểm báo cáo thành ngắn hạn.

6. Các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí phải được trình bày theo nguyên tắc phù hợp và đảm bảo nguyên tắc thận trọng. BCKQKD và BCLCTT chỉ phản ánh các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí và luồng tiền của kỳ báo cáo. Các khoản doanh thu, thu nhập chi phí của các kỳ trước có sai sót làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền phải được điều chỉnh hồi tố, không điều chỉnh vào kỳ báo cáo.

7. Khi lập BCTC tổng hợp, số dư các khoản mục nội bộ của BCĐKT, các khoản doanh thu, chi phí, lãi, lỗ được coi là chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải được loại trừ

Cấu trúc của báo cáo tài chính bao gồm những gì

1/ Báo cáo kết quả kinh doanh: là báo cáo thể hiện tình hình kinh doanh của đơn vị trong một thời kì nhất định. Lập báo cáo kết quả kinh doanh nghĩa là báo cáo về tình hình doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thòi kỳ nhâ't định. Thông qua báo cáo kết quả kinh doanh, người sử dụng có thể đánh giá được sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian.

Xem thêm: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là gì

2/ Bảng cân đối kế toán: phản ánh các thông tin tổng quát về tình hình tài chính của đon vị tại một thời điểm nhất định (thời điểm lập báo cáo). Báo cáo này phải trình bày đầy đủ các yếu tố: Tài sản, Nợ phải trả, Nguồn vốn chủ sở hữu. Từng yếu tố của báo cáo sẽ được định nghĩa theo chuẩn mực kế toán và chê độ kê'toán, tài chính hiện hành.

Xem thêm: Bảng cân đôi kế toán là gì

3/ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: có nhiệm vụ cung cấp các thông tin về tình hình sử dụng tiền của đơn vị cũng như cac thông tin về sự hình thành của các khoản tiền, nói cách khác, báo cáo lưu chuyển tiền cần trình bày về các luồng tiền vào, luồng tiền ra khỏi doanh nghiệp trong kì, số dư tiền tại thời điểm đầu kì và cuối kì của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyên tiền trình bày thông tin về từng luồng tiền cụ thể: Luồng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, luồng tiền từ hoạt động đầu tư, luồng tiền từ hoạt động tài chính.  Đây là báo cáo quan trọng không chỉ đối với các đối tượng bên ngoài mà còn quan trọng đôì vơi cả các nhà quản trị doanh nghiệp, nó cho thây khả năng tạo ra tiền, tình hình sử dụng tiền, nhu cầu về tiền, khả năng thanh toán công nợ, đánh giá các rủi ro tiềm tàng từ tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Xem thêm: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì

4/ Thuyết minh báo cáo tài chính: là báo cáo nhằm bổ sung, giải trình các thông tin đã trình bày hoặc chưa trình bày trên các báo cáo khác về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và các vân đề có ảnh hưởng tới hoạt đọng kinh doanh trong kì của doanh nghiệp.

Trách nhiệm lập và gửi báo cáo tài chính 

-Thời hạn lập báo cáo được quy định vào cuối mỗi quý, mỗi năm. Các doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo kỳ báo cáo tài chính năm, kỳ báo cáo tài chính giữa niên độ.

- Kỳ báo cáo tài chính năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn.

- Kỳ báo cáo tài chính giữa niên độ là báo cáo tài chính kết thúc mỗi quý của năm tài chính (trừ quý IV)

- Ngoài việc lập báo cáo tài chính theo năm và giữa niên độ, doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác (tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng...) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ, hoặc của chủ sở hữu.

Thời hạn gửi báo cáo theo quy định đối với từng loại doanh nghiệp như sau:

- Đối với doanh nghiệp Nhà nước

+ Đối với báo cáo tài chính quý đơn vị phải nộp chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý, đối với tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày. Đối với các đơn vị trực thuộc tổng công ty Nhà nước nộp báo cáo tài chính quý cho tổng công ty theo thời hạn do tổng công ty quy định.

+ Đối với báo cáo tài chính năm đơn vị phải nộp chậm nhất 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, đối với tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 90 ngày. Đối với các đơn vị trực thuộc tổng công ty Nhà nước nộp báo cáo tài chính năm cho tổng công ty theo thời hạn do tổng công ty quy định.

- Đối vớic các doanh nghiệp khác:

+ Đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp doanh phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày

+ Đối với các đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

Thời hạn nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thuế:

Sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Nếu bạn muốn tự đọc và hiểu được báo cáo tài chính cho doanh nghiệp thì tham khảo thêm: Khóa học báo cáo tài chính

 

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo