KẾ TOÁN THỰC TẾ - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN


lớp học kế toán thực hành

dịch vụ kế toán thuế

học kế toán online

khóa học gia sư kế toán

Thuế giá trị gia tăng là gì và Tại sao phải nộp thuế GTGT


Thuế giá trị gia tăng là gì và Tại sao phải nộp thuế GTGT kiến thức cơ bản cần biết về thuế GTGT

Tại sao khi mua hàng, bán hàng, nhiều bạn vẫn thắc mắc tại sao tôi phải chịu thuế GTGT, vậy thuế giá trị gia tăng là gì ? tại sao phải nộp thuế GTGT ?

1/ Thuế giá trị gia tăng là gì:

Là thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh thêm trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng trong cùng một vùng lãnh thổ

thuế giá trị gia tăng là gì

Thuế giá trị gia tăng phải nộp = Thuế GTGT đầu raThuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Dựa trên định nghĩa trên ta hiểu rằng thuế giá trị gia tăng được đánh vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh từ lúc còn là nguyên liệu thô cho tới thành các sản phẩm và phân phối tới người tiêu dùng, và nó được tính = TÍNH TRÊN PHẦN GIÁ TRỊ TĂNG THÊM CỦA MỖI GIAI ĐOẠN

Và số thuế giá trị gia tăng sẽ bằng số thuế tính trên giá bán cho Người tiêu dùng cuối cùng

Tiếng anh của từ thuế giá trị gia tăng là gì?

Value Added Tax (VAT)

Những văn bản pháp luật quy định về thuế GTGT

Thông tư hướng dẫn

Luật nghị định

Thông tư 219/2013/TT-BTC

Thông tư 119/2014/TT-BTC

Thông tư 151/2014/TT-BTC

Thông tư 26/2015/TT-BTC

Thông tư 130/2016/TT-BTC

 

Luật thuế GTGT 13/2008/QH12

Luật SĐBS số 32/2013/QH13

Nghị định 123/2008/NĐ-CP

Nghị định 121/2011/NĐ-CP

Nghị định 92/2013/NĐ-CP

2/ ĐẶC ĐIỂM của thuế giá trị gia tăng là gì?

  • Không mang tính chất trùng lặp:thuế GTGT sẽ không bị tính trùng phần thuế GTGT đã tính ở giai đoạn trước đó.
  • Có tính trung lập về kinh tế (là thuế gián thu): Thuế giá trị gia tăng không trực tiếp đánh vào thu nhập hay tài sản, kết quả kinh doanh của người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, mà đánh vào trực tiếp người tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cuối cùng ->CHÍNH LÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG Nguyên nhân là do thuế GTGT sẽ được cộng qua các giai đoạn sản xuất kinh doanh và khi người tiêu dùng mua hàng hóa, dịch vụ đó để sử dụng thì trong đó đã bao gồm thuế GTGT. Các cơ sở kinh doanh chỉ đóng vai trò là thu hộ tiền thuế GTGT của người tiêu dùng. Sau đó nộp vào Ngân sách Nhà nước qua các kỳ kê khai, tính nộp thuế GTGT.
  • Có tính lũy thoái so với thu nhập: Do thuế giá trị gia tăng đánh vào hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng cuối cùng phải trả khoản thuế này mà không phân biệt đến thu nhập cao hay thấp. Nếu cùng tiêu dùng cùng một sản phẩm đó với giá như nhau thì sẽ phải chịu thuế GTGT bằng nhau. Như vậy, nếu tính ra và so sánh thì so số thuế GTGT phải trả với thu nhập thì người nào có thu nhập cao hơn thì tỷ lệ này sẽ thấp hơn và ngược lại.
  • Mang tính chất lãnh thổ: Bởi vì đối tượng chịu thuế GTGT là người tiêu dùng trong phạm vi lãnh thổ Quốc gia. Điều này lý giải cho chúng ta tại sao Thuế GTGT lại góp phần khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu hàng hoá. Bởi vì không những hàng hóa xuất khẩu chịu thuế suất GTGT 0% ở khâu xuất khẩu và vẫn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào trước đó (Trường hợp này sẽ được hoàn thuế)

3/ ƯU ĐIỂM nổi bật của thuế giá trị gia tăng là gì ?

  + Động viên một phần thu nhập của đại bộ phận người tiêu dùng trong xã hội vào Ngân sách Nhà nước thông qua chi tiêu mua sắm, hàng hóa, dịch vụ.

  + Thuế GTGT là loại thuế không trùng lắp do chỉ đánh trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Điều này góp phần khuyến khích sản xuất, hợp tác hóa để nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

  + Thuế GTGT góp phần tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua bán hàng hóa, dịch vụ có chứng từ.

4/ ĐỐI TƯỢNG chịu thuế giá trị gia tăng là gì ? là ai ?

Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC và Khoản 1, Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC.

Xem thêm bài: Đối tượng không chịu thuế GTGT

Để hiểu rõ hơn BẢN CHẤT CỦA thuế giá trị gia tăng là gì xem ví dụ dưới đây

Ví dụ:

Công ty Hỗ Trợ MV bán nhôm với giá 660.000/kg – Trong đó Giá bán chưa thuế GTGT là 600.000, còn thuế GTGT là 60.000

Công ty Tuệ Minh mua nhôm về tạo cửa nhôm của Công ty Hỗ Trợ MV Với giá 990.000 trong đó Giá bán chưa thuế GTGT là 900.000, còn thuế GTGT 90.000

Công ty Hà Linh mua cửa nhôm của công ty Tuệ Minh về bán cửa nhôm cho khách với giá 1.320.000 với giá chưa thuế GTGT là 1.200.00, thuế GTGT là 120.000

Vậy số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Ta có:

Số Thuế GTGT của công ty Hỗ Trợ MV(Khâu sx nhôm) phải nộp là 60.000 đ

Số thuế GTGT của công ty Tuệ Minh (Khâu Sx cửa nhôm) phải nộp là 90.000 – 60.000 = 30.000

Số thuế GTGT của công ty Hà Linh (Khâu bán cho khách hàng) phải nộp là = 120.000-90.000=30.000

Người tiêu dùng cuối cùng mua hàng của công ty Hà Linh và phải nộp số thuế là 120.000 VNĐ

Ta thấy

Ở khâu sx nhôm: 60.000

Khâu sx cửa nhôm : 30.000

Khâu bán hàng là: 30.000

Vậy số thuế GTGT phải nộp chính là số thuế của người tiêu dùng phải nộp = 120.000

Như vậy qua ví dụ trên ta hiểu bản chất của thuế giá trị gia tăng là gì

CHỐT LẠI CHÚNG TA CHỈ CẦN HIỂU Thuế giá trị gia tăng là gì

+ Doanh nghiệp đóng vai trò người thu hộ thuế GTGT

+ Người tiêu dùng chính là đối tượng phải đóng thuế GTGT

Chúc các bạn thành công !

 

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo