KẾ TOÁN THỰC TẾ - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN


lớp học kế toán thực hành

dịch vụ kế toán thuế

học kế toán online

khóa học gia sư kế toán

Cách tính thuế TNCN đối với lao động thời vụ thử việc 2022


Cách tính thuế TNCN đối với lao động thời vụ thử việc mới nhất năm 2022 được quy định căn cứ theo Thông tư 111/2013/TT-BTC và Công văn 2355/ TCT-DNNCN.

cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với lao động thời vụ thử việc 2022

Cách tính thuế TNCN đối với lao động thời vụ thử việc 2022

Căn cứ vào Điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC,Công văn 2355/ TCT-DNNCN ngày 10/6/2019 của Tổng Cục thuế thì sẽ chia cách tính thuế TNCN đối với lao động thời vụ thử việc trong các trường hợp cụ thể sau:

TH1: Ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân kinh doanh

Đối với trường hợp ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân kinh doanh thì doanh nghiệp không thực hiện khấu trừ thuế TNCN với cá nhân, để được khấu trừ vào chi phí doanh doanh nghiệp thì thực hiện như sau:

+Nếu cá nhân không thuộc diện được sử dụng hóa đơn – chỉ những các nhân có doanh thu <100 tr/1 năm: Lập bảng kê 01/TNDN

+ Nếu thuộc diện sử dụng hóa đơn thì phải có hóa đơn bán hàng (mua của cơ quan thuế trực tiếp quản lý)

TH2: Ký hợp đồng lao động <3 tháng; hợp đồng thử việc; hợp đồng thời vụ; hoặc không ký HĐLĐ  mà chỉ ký hợp đồng giao khoán, hợp đồng dịch vụ với cá nhân không kinh doanh…) thì khi trả thu nhập sẽ xảy ra các trường hợp sau:

- Nếu khi trả thu nhập mà tổng mức trả <2 triệu/ lần hoặc /tháng thì doanh nghiệp không khấu trừ 10% thuế TNCN

Thủ tục gồm:

+ Hợp đồng lao động (giao khoán, dịch vu, thử việc…)

+ CMT hoặc CCCD của cá nhân

+ Chứng từ thanh toán

+ Bảng chấm công (thời vụ, thử việc) hoặc Biên bản nghiệm thu (giao khoán, dịch vụ…)

Ví dụ: Công ty MTP ký hợp đồng làm vệ sinh văn phòng với cá nhân A với chi phí 1.500.000đ. Cách tính thuế TNCN đối với lao động thởi vụ này như sau:

+ Nếu là cá nhân không kinh doanh: Thì không khấu trừ 10%

+ Nếu là cá nhân kinh doanh: Lập bảng kê 01/TNDN (đối với cá nhân có doanh thu <100tr/năm), hoặc phải có hóa đơn (nếu cá nhân có doanh thu >100tr/năm)

- Nếu khi trả thu nhập cho cá nhân mà có tổng thu nhập > 2 triệu /lần trở lên : Thì khấu trừ 10% thuế TNCN trước khi trả thu nhập

Thủ tục chứng từ:

Hợp đồng lao động (dịch vụ, giao khoán, thử việc)

CMND hoặc CCCD

Chứng từ thanh toán

Biên bản nghiệm thu hoặc bảng chấm công

Kê khai thuế TNCN theo tháng hay quý nào thì nộp tiền thuế TNCN của tháng hoặc quý đó

Ví dụ: Công ty MTP ký hợp động thời vụ <3 tháng với cá nhân A có mức thu nhập là 5tr/tháng, phụ cấp ăn ca 500k

Thì cách tính thuế TNCN đối với lao động thời vụ như sau:

Số thuế TNCN phải nộp = 5.500.000VNĐ 5 10% = 550.000đ

Lưu ý: Nếu cá nhân đó chứng minh được thu nhập của mình khi tổng thu nhập sau khi trừ các khoản giảm trừ không vượt quá mức phải khấu trừ thuế thì kế toán tạm thời không khấu trừ thuế TNCN của các nhân đó

Căn cứ pháp lý khi tính thuế TNCN đối với lao động thời vụ thử việc

- Thông tư 111/2013/TT-BTC;

Chi tiết các bạn tham khảo sau:

Điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về khấu trừ thuế TNCN đối với một số trường hợp khác như sau:

i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

- Công văn 2355/ TCT-DNNCN.

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2355/TCT-DNNCN
V/v: trả lời kiến nghị của Công ty TNHH Manabox Việt Nam – TP Hà Nội

Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2019

 

Kính gửi: Công ty TNHH Manabox Việt Nam-TP Hà Nội

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 2363/VPCP-ĐMDN ngày 26/03/2019 của Văn phòng Chính phủ nêu kiến nghị của Công ty TNHH Manabox Việt Nam-TP Hà Nội qua Cổng thông tin điện tử về nghĩa vụ khấu trừ Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của tổ chức chi trả khi thuê cá nhân kinh doanh làm người lao động. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1. Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công

- Tại khoản 2, Điều 2, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn:

“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền...”

- Tại Điều 25, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn:

“Điều 25. Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế

1. Khấu trừ thuế

...

b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công

b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.

i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

…”

- Tại khoản 1, Điều 21, Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn:

“1. Sửa đổi, bổ sung tiết a.3 điểm a khoản 1 Điều 16

“a.3) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có uỷ quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân….”

- Tại khoản 3, Điều 21, Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn:

“3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 16

...

a.4) Uỷ quyền quyết toán thuế

a.4.1) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay trong các trường hợp sau:

- Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm uỷ quyền quyết toán, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 (mười hai) tháng trong năm.

- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm uỷ quyền quyết toán, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 (mười hai) tháng trong năm, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế 10% mà không có yêu cầu quyết toán đối với phần thu nhập này….”

2. Đối với thu nhập từ kinh doanh

- Tại Khoản 1, Điều 6 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 quy định:

“Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.

- Tại khoản 1, Điều 2, Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn:

“Điều 2. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

1. Nguyên tắc áp dụng

a) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.”

- Tại khoản 1, Điều 6, Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn:

“Điều 6. Khai thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

1. Nguyên tắc khai thuế

a) Cá nhân nộp thuế khoán khai thuế khoán một năm một lần tại Chi cục Thuế nơi cá nhân có địa điểm kinh doanh và không phải quyết toán thuế.

b) Cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì ngoài việc khai doanh thu khoán, cá nhân tự khai và nộp thuế đối với doanh thu trên hoá đơn theo quý.

…”

Căn cứ các quy định, hướng dẫn nêu trên:

- Trường hợp Công ty TNHH Manabox Việt Nam-TP Hà Nội (Công ty) ký hợp đồng lao động với cá nhân thì Công ty thực hiện các quy định về khấu trừ Thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thực hiện quyết toán Thuế TNCN theo ủy quyền của cá nhân theo quy định, không phân biệt cá nhân là chủ hộ kinh doanh hay không phải là chủ hộ kinh doanh.

- Trường hợp Công ty ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân đáp ứng tác điều kiện là thương nhân như: có đăng ký kinh doanh cùng ngành nghề hoặc có đăng ký thuế theo hình thức hộ kinh doanh cùng ngành nghề với hợp đồng dịch vụ, thì Công ty không khấu trừ thuế TNCN mà cá nhân (hộ kinh doanh) phải cấp hóa đơn (nếu thuộc diện được sử dụng hóa đơn) hoặc lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn mẫu số 01/TNDN (nếu không thuộc diện được sử dụng hóa đơn).

Trường hợp Công ty ký hợp đồng với cá nhân khác với trường hợp nêu trên thì Công ty thực hiện khấu trừ theo quy định về tiền lương, tiền công theo thuế suất 10% trước khi trả cho cá nhân.

Đề nghị Công ty căn cứ hợp đồng thực tế ký với cá nhân và liên hệ với cơ quan Thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn đúng theo quy định nêu trên.

Tổng cục Thuế thông báo để Công ty TNHH Manabox Việt Nam-TP Hà Nội được biết./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ Tài chính (để báo cáo);
- Vụ Chính sách thuế - BTC;
- Vụ Pháp chế - BTC;
- Vụ CS; PC-TCT;
- Cục Thuế TP Hà Nội;
- Website TCT;
- Lưu: VT, DNNCN (2).

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ QLT DNNVV VÀ HKD, CN
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Tạ Thị Phương Lan

 Trên là bài viết cách tính thuế TNCN đối với lao động thời vụ thử việc cho các bạn mới bắt đầu học kế toán thực hành thực tế tham khảo, ngoài ra để hiểu rõ hơn chi tiết tại: Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2022

Ngoài tìm hiểu cách tính thuế TNCN đối với lao động thời vụ thử việc 2022 các bạn có thểm tham khảo thêm bài: Mức phạt chậm quyết toán thuế TNCN 2022
Xem tiếp bài: Không phát sinh thuế TNCN có phải nộp tờ khai

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo