KẾ TOÁN THỰC TẾ - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN


lớp học kế toán thực hành

dịch vụ kế toán thuế

học kế toán online

khóa học gia sư kế toán

Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn


Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn trong công tác kế toán tài chính của doanh nghiệp và sự tuần hoàn của vốn kinh doanh

Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn 

Việc phân loại tài sản và nguồn vốn có thể được khái quát qua bảng sau:

Tài sản

Nguồn vốn

Tài sản ngắn hạn

+ Tiền

+ Đầu tư tài chính ngắn hạn

+ Các khoản phải thu ngắn hạn

+ Hàng tồn kho

+ Tài sản ngắn hạn khác

Nợ phải trả

+ Vay ngắn hạn

+ Nợ dài hạn đến hạn trả

+ Phải trả người bán

+ Khách hàng trả trước

+ Thuế phải nộp nhà nước

+ Phải trả công nhân viên

+ Phải trả nội bộ

+ Chi phí phải trả

+ Vay dài hạn

+ Nợ dài hạn

+ Trái phiếu phát hành

Tài sản dài hạn

+ Tài sản cố định

+ Đầu tư tài chính dài hạn

+ Các khoản phải thu dài hạn

+ Bất động sản đầu tư

+ Tài sản dài hạn khác

Nguồn vốn chủ sở hữu

+ Vốn góp

+ Lợi nhuận chưa phân phối

+ Vốn chủ sở hữu khác

 

 

Từ đó suy ra mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Bất kỳ một chủ thể kinh tế nào muốn tiến hành hoạt động đều phải có một lượng vốn nhất định. Một mặt, lượng vốn đó được biểu hiện dưới dạng vật chất hoặc phi vật chất, được đo lường bằng thước đo tiền tệ gọi là tài sản. Mặt khác, lượng vốn đó lại được hình thành từ một hoặc nhiều nguồn khác nhau gọi là nguồn vốn. Một tài sản có thể do một hay nhiều nguồn vốn hình thành và ngược lại một nguồn vốn có thể tham gia hình thành nên một hay nhiều loại tài sản khác nhau. Do đó, về mặt lượng, tại bất kỳ thời điểm nào tổng giá trị tài sản và tổng giá trị nguồn vốn của một đơn vị kế toán cũng luôn bằng nhau sự cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn hiện qua các phương trình kế toán sau:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Tổng nguồn vốn = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản  - Tổng nguồn vốn

Sự tuần hoàn của vốn kinh doanh:

Trong quá trình hoạt động, tài sản và nguồn vốn của đơn vị kế toán thường xuyên vận động qua các giai đoạn khác nhau. Qua mỗi một giai đoạn vận động vốn thay đổi về hình thái hiện vật lẫn giá trị. Sự vận động của vốn được thể hiện qua các mô hình sau:
+ Đối với doanh nghiệp sản xuất: T  H  SX  H’  T’
+ Đối với kinh doanh thương mại: T  H  T’
+ Đối với kinh doanh tiền tệ, tín dụng: T  T’
Các giai đoạn vận động của vốn sẽ khác nhau với lĩnh vực kinh doanh khác nhau.Số lượng các giai đoạn cũng như thời gian vận động của họ mỗi giai đoạn có thể khác nhau nhưng các lĩnh vực kinh doanh đều giống nhau ở điểm vốn hoạt động ban đầu điều hiện ở hình thái giá trị và kết thúc thu được vốn cũng dưới hình thái giá trị. Hơn nữa mỗi một giai đoạn vận động đều có 3 chỉ tiêu cần được kế toán phản ánh đó là: chi phí, thu nhập và kết quả hoạt động.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tài sản là gì nguồn vốn là gì

⇒ Bảng cân đối kế toán là gì

⇒ Học kế toán cho người chưa biết gì - Cam kết dạy kèm lên bctc thành thạo

 

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo