KẾ TOÁN THỰC TẾ - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN


lớp học kế toán thực hành

dịch vụ kế toán thuế

học kế toán online

khóa học gia sư kế toán

Các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp


Các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp gồm những loại thuế gì và đặc điểm chi tiết của từng loại sắc thuế

Trong quá trình hoạt động, tùy thuộc vào tính chất hoạt động, loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ kinh doanh mà doanh nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ thuế khác nhau.

các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp

 Kế toán thuế, với mục đích cung cấp thông tin cho việc xác định các nghĩa vụ thuế phải nộp của đơn vị, kê khai thuế, miễn, giảm thuế, hoàn thuế và quyết toán các loại thuế đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước thì cần phải xác định và ghi nhận đầy đủ các các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp, thực hiện việc kê khai, quyết toán đầy đủ, đúng quy định của Nhà nước.

Các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp

- Thuế GTGT

Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ữong quá trình từ sản xuât, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế GTGT là loại thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

Đối tượng chịu thuếGTGT là hàng hóa dịch sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam trừ các đôì tượng không phải chịu thuê' theo qui định của luật thuế GTGT. Đôi tượng chịu thuếGTGT đa dạng, với nhiều mức thuê' suâ't khác nhau được áp dụng nhằm kích thích sản xuâ't trong nước phát triển, kích thích sản xuất hàng hóa xuất khẩu,... Mặt khác, phương pháp xác định thuế GTGT phải nộp phụ thuộc vào đặc điểm HĐKD, kết quả hoạt động và yêu cầu của doanh nghiệp. Kế toán phải xác định đúng đối tượng nộp thuế; thuế suất được áp dụng, từ đó tính toán, xác định, ghi nhận và trình bày thông tin về thuế GTGT trên BCTC và báo cáo thuế có liên quan nhằm báo cáo đầy đủ tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT của doanh nghiệp với Nhà nước.

Xem thêm: Cách tính thuế GTGT

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuê' thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập của các doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh có thu nhập. Thông qua thuế TNDN, Nhà nước thực hiện điều tiết một phần lợi nhuận thu được từ sản xuất, kinh doanh của các cơ sở kinh doanh, góp phẩn đảm bảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các thành phần kinh tê' kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế của nhà nước, lợi ích của tập thể và của người lao động; qua đó, thúc đẩy SXKD phát triển. Thuế TNDN bao gồm thuế TNDN hiện hành và thuếTNDN hoãn lại. Đổĩ với thuếTNDN hiện hành, kê'toán phải xác định đúng, đủ doanh thu chịu thuế, chi phí được trừ, các khoản miễn giảm thuếTNDN theo quy định, từ đó tính toán, xác định, ghi nhận và trình bày thông tin về thuếTNDN hiện hành và lập báo cáo thuê' nhằm báo cáo đầy đủ tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế TNDN của doanh nghiệp với Nhà nước. Đối với thuế TNDN hoãn lại, kế toán phải nhận diện được các chênh lệch tạm thời phát sinh do có sự khác biệt trong qui định của kê' toán và qui định của luật thuế, các chênh lệch tạm thời đó thuộc loại được khâu trừ hay chịu thuê' thuộc kì phát sinh hay kì hoàn nhập, làm căn cứ để xác định tài sản thuế hoãn lại, nợ thuê' thu nhập hoãn lại, từ đó xác định được chi phí thuế (hoặc thu nhập thuế) TNDN hoãn lại trên BCTC.

Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập của người lao động có thu nhập cao. Cũng như thuếTNDN, thuế TNCN cũng trực tiếp điều tiết thu nhập, có xem xét đến hoàn cảnh, điểu kiện và khả năng đóng góp của người nộp thuế nên nó rất có tác dụng trong việc điều hòa thu nhập, góp phần giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Trách nhiệm khai và quyết toán thuếTNCN thuộc về người lao động có thu nhập cao phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước. Trên góc độ doanh nghiệp, khi chi trả thu nhập cho người lao động, doanh nghiệp phải xác định được số thuếTNCN cần được khâu trừ trước khi chi trả thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, thuế TNCN với diện thu thuế rộng và phân tán, do vậy kế toán thuế thu nhập các nhân cần xác định đứng, đủ đổi tượng nộp thuế nguồn thu nhập chịu thuế thu nhập không chịu thuê' miễn giảm thuế làm căn cứ xác định số thuế TNCN phải khấu trừ từ thu nhập chi trả cho người lao động để nộp cho Nhà nước thay người lao động trong kỳ tính thuế.

Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân

-Thuế tiêu thu đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là thuế gián thu đánh vào một SỐ hàng hóa, dịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục qui định của Nhà nước cần điểu tiết sản xuâ't và tiêu dùng. Thuê' TTĐB được câ'u thành trong giá bán hàng hóa, dịch vụ do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, dịch vụ. Thuê' TTĐB là một sắc thuê' có hiệu suất cao, là công cụ đảm bảo nguồn thu quan trọng của NSNN. Thông qua việc điểu tiết cao đôi vói một sô' hàng hóa, dịch vụ đặc biệt, thuê TTĐB góp phần động viên một phần thu nhập của các đối tượng có thu nhập cao vào NSNN, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. ThuếTTĐB còn là một công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước trong việc hướng dẫn sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng. Thuế TTĐB chỉ thu ở khâu sản xuất và nhập khẩu đối với hàng hóa và thu ở khâu kinh doanh đối với dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế. Do vậy, kế toán thuếTTĐB phải xác định đúng đối tượng chịu thuê; đối tượng nộp thuế, số thuếTTĐB phải nộp, khai và quyê't toán thuê'đúng quy định.

- Thuế Xuất nhập khẩu

Thuế XNK là loại thuế gián thu điều chỉnh vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới của mỗi qưôc gia. Số thuê' xuất khẩu phải nộp sẽ được tính vào giá bán của hàng hóa xuất khẩu, do đó sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khâu trên thị trường quốc tế. Ngược lại, số thuế nhập khẩu phải nộp sẽ được nhà nhập khẩu cộng vào giá vôn hàng nhập khẩu, và như vậy, xét về mặt lý thuyết hàng hóa thuộc diện nhập khẩu sẽ có giá cao hơn so vói hàng hóa cùng loại được sản xuất ở trong nước. Đối tượng chịu thưếXNK đa dạng nhưng mang tính xác định rõ ràng, thuế suất được áp dụng riêng cho từng nhóm đối tượng chịu thuê' cụ thể. Mặt khác, thanh toán trong giao dịch xuất nhập khẩu được thực hiện bằng nhiều đon vị tiền tệ khác nhau (thường là ngoại tệ), việc xác định đổng tiền nộp thuế, tỷ giá quy đổi khi xác định thuế XNK phải nộp luôn được các doanh nghiệp quan tâm. Công việc của kế toán xuất nhập khẩu trong doanh nghiệp phải xác định đúng đối tượng chịu thuế; thuê'suất áp dựng, tỷ giá quy đổi,... làm căn cứ xác định đúng, đủ số thuếXNK phải nộp; thực hiện kê khai nà nộp thuê'đúng quy định.

- Các khoản thuế, phí, lệ phí khác

Ngoài kê'toán các khoản thuếtrên, trong doanh nghiệp còn phát sinh nghĩa vụ thuê'đôi với việc sử dụng đất (thuếnhà đất, tiền thuê đất); đổi với việc khai thác và sử dụng nguổn tài nguyên quốc gia (thuế tài nguyên); đối với việc chuyển nhượng tài sản (thuế chuyển quyền sử dụng đâ't); đối với HĐKD (thuế môn bài); gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường (thuế bảo vệ môi trường); gắn với việc sừ dụng tài sản (lệ phí trước bạ),...

Để nắm chắc luật thuế chủ doanh nghiệp hoặc kế toán nên tham khảo thêm khóa học kế toán thực hành thực tế cho doanh nghiệp 

Nếu bạn chưa biết kê khai các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp tham khảo tại: Cách làm báo cáo thuế

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo