KẾ TOÁN THỰC TẾ - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN


lớp học kế toán thực hành

dịch vụ kế toán thuế

học kế toán online

khóa học gia sư kế toán

Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và trực tiếp


Hướng dẫn cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp trực tiếp

Cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện xác định cách tính thuế GTGT phải nộp theo một trong hai phương pháp: Phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.

cách tính thuế gtgt

Việc xác định thuế phải nộp theo từng phương pháp như sau:

I/ Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế

Phương pháp khấu trừ được áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ, điều kiện khác theo qui định của pháp luật thuế hiện hành và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khâu trừ.

Xem thêm: Phương pháp khấu trừ thuế GTGT là gì

Theo phương pháp này, số thuế GTGT phải nộp được xác định như sau:

Số Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

1) Thuế GTGT đầu ra

Thuế GTGT đầu ra được xác định theo công thức:

Thuế GTGT đầu raGiá tính thuế của hàng hóa dịch vụ bán ra x Thuế suất thuế GTGT của hàng dịch vụ đó

a) Giá tính thuế GTGT:

Giá tính thuế GTGT: Giá tính thuế GTGT là một căn cứ quan trọng để xác định số thuế GTGT phải nộp. Nguyên tắc xác định giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT được ghi trên hóa đơn GTGT của người bán hàng, người cung câp dịch vụ hoặc giá chưa có thuế GTGT được ghi trên chứng từ của hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể, việc xác định giá tính thuế GTGT có sự khác nhau để đáp ứng phù hợp với bản chất của thuế GTGT.

Theo qui định của pháp luật thuế hiện hành, giá tính thuế GTGT cho một số trường hợp cụ thể được qui định như sau:

+ Giá tính thuế của hàng hóa dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đốỉ với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB giá tính thuế là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế GTGT; đối với hàng hóa vừa chịu thuế TTĐB, vừa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế GTGT.

+ Giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) vói thuế TTĐB (nếu có), cộng (+) với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng (+) với thuê' nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.

+ Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ:

Đối với hàng hóa, dịch vụ cơ sở SXKD xuất dùng phục vụ cho hoạt động SXKD (tiêu dùng nội bộ), giá tính thuế được xác định theo giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ tương đương tại thời điểm phát sinh tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

Đối với trường hợp hàng hóa luân chuyển nội bộ như xuất dùng hàng hóa để chuyển kho nội bộ, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở SXKD không phải tính, nộp thuế GTGT.

Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0); trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thi phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng.

*Một số hình thức khuyến mại cụ thể được thực hiện như sau:

- Đối với hình thức khuyến mại đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền, tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền thì giá tính thuế đối vói hàng mẫu, dịch vụ mẫu được xác định bằng 0.

Ví dụ 3: Công ty TNHH X chuyên bán các loại nước ngọt có ga, năm 2015 Công ty có thực hiện đợt khuyên mại vào tháng 5/2015 và tháng 12/2015 theo hình thức mưa 10 sản phẩm tặng 1 sản phẩm. Chương trình khuyến mại vào tháng 5/2015 được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục khuyên mại được thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại. Theo đó, đối với số sản phẩm tặng kèm khi mua sản phẩm trong tháng 5/2015,

Công ty TNHH X xác định giá tính thuế bằng không (0).

Trường hợp chương trình khuyến mại vào tháng 12/2015 không được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, Công ty TNHH X phải kê khai, tính thuế GTGT đối với sô' sản phẩm tặng kèm khi mua sản phẩm trong tháng 12/2015.

- Đối với hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, dịch vụ trước đó thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo.

Ví dụ 4: Công ty N hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, chuyên bán các loại thẻ cào di động. Công ty thực hiện đăng ký khuyên mại theo quy định của pháp luật vê' thương mại dưới hình thức bán hàng thấp hơn giá bán trước đó cho thòi gian từ 01-4-2015 đến hết 20-4-2015, theo đó, giá bán một thẻ cào mệnh giá là 100.000 đồng (đã bao gổm thuế GTGT) trong thời gian khuyến mại được bán với giá 90.000 đồng.

Giá tính thuế GTGT đôi với một thẻ cào mệnh giá 100.000 đồng trong thời gian khuyến mại được tính như sau: 900.000 / (1 +10%)

- Đối với các hình thức khuyên mại bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ thì không phải kê khai, tính thuế GTGT đối với phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ tặng kèm.

+ Đối với hoạt động cho thuê tài sản như cho thuê nhà, văn phòng, xưởng, kho tàng, bên, bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị là sô' tiền cho thuê chưa có thuếGTGT.

Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế GTGT. Giá cho thuê tài sản do các bên thỏa thuận được xác định theo hợp đổng. Trường hợp pháp luật có quy định về khung giá thuê thì giá thuê được xác định trong phạm vi khung giá quy định.

+ Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp giá tính thuế là giá bán trả một lẩn chưa có thưếGTGT của hàng hóa đó (không bao gổm lãi trả góp), không tính theo sô' tiền trả góp từng kỳ.

Ví dụ 5: Công ty kinh doanh xe máy bán xe X loại lOOcc, giá bán trả góp chưa có thuế GTGT là 25,5 triệu đồng/chỉêc (trong đó giá bán xe là 25 triệu đổng, lãi trả góp là 0,5 triệu đồng) thì giá tính thuếGTGT là 25 triệu đồng.

+ Đối với gia công hàng hóa giá tính thuế là giá gia công chưa có thuế GTGT (gổm: tiền công, tiền nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và các chi phí khác đế gia công).

+ Đối vói xây dựng, lắp đặt, là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT.

+ Đối với các cơ sở kinh doanh được Nhà nước giao đất xây nhà, cơ sờ hạ tầng kỹ thuật để bán, để chuyển nhượng gắn với chuyển quyền sử dụng đất, giá tính thuê' GTGT là giá bán, giá chuyển nhượng chưa có thuê', trừ tiền sử dụng đất theo giá đất quy định khi giao đất.

+ Đối với hàng hóa, dịch vụ có tính đặc thù dùng các chứng từ như tem hưu chính, vé cước vận tải, vé xể số kiên thiết... ghi giá thanh toán là giá đã có thuê' GTGT tính người lại để ra thuế GTGT.

Thời điểm xác định thuế GTGT (thòi điểm phát sinh nghĩa vụ thuê), các văn bản quy phạm hiện hành quy định cụ thể như sau:

+ Đối với bán hàng hóa là thòi điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.

+ Đôi với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thòi điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

+ Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đổng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền.

+ Đối với HĐKD bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đổng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.

+ Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

+ Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

b) Thuế suất thuế GTGT:

Theo pháp luật về thuế hiện hành, ở Việt Nam có 3 mức thuế suất thuế GTGT đó là: 0%, 5% và 10%.

+ Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

Hàng hóa xuất khẩu bao gồm xuất khẩu ra nước ngoài, bán cho doanh nghiệp khu chế xuất và các trường hợp được coi là xuất khẩu như hàng hóa gia công xuất khẩu chuyển tiếp, hàng hóa ủy thác gia công xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.

Dịch vụ xuất khẩu là dịch vụ được cung cấp trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và được tiêu dùng ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Điều kiện để được áp dụng thuế suất 0%:

Hàng hóa, dịch vụ phải đáp ứng đầy đủ các điểu kiện sau đây mới được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%:

- Phải có hợp đồng xuất khẩu, gia công hàng hóa xuất khẩu; hợp đồng ủy thác xuất khẩu hoặc ủy thác gia công hàng hóa xuất khẩu; hợp đổng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;

- Phải có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;

- Có tờ khai hải quan đổỉ với hàng hóa xuất khẩu.

+ Thuế suất 5%: áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng có tính thiết yếu hoặc là đầu vào của nhiểu ngành sản xuât như: than các loại, sản phẩm cơ khí (trừ sản phẩm cơ khí tiêu dùng), sản phẩm luyện cán, kéo kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý, trừ vàng nhập khẩu; khuôn đúc các loại; hóa chất cơ bản; máy vi tính, cụm linh kiện; vật liệu nổ;...; thiết bị máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tê) thuốc chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi; giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập; đổ chơi cho ưẻ em; sàn phẩm trổng trọt, chăn nuôi, nuôi trổng thủy sản chưa quá chế biên; lâm sản (trừ gỗ, măng) chưa qua chếbiên; thực phẩm tươi sôhg và lương thực;...

+ Thuế suất 10%: áp dụng đối với các hàng hóa dịch vụ chịu thuế không thuộc nhóm áp dụng thuế suất 0%,5% như: dầu mỏ, khí đốt, quặng và sản phẩm khai khoáng khác; điện thương phẩm do các cơ sở sản xuầt, kinh doanh điện bán ra; sản phẩm cơ khí tiêu dùng, sản phẩm điện từ; xây dựng, lắp đặt; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuếTTĐB....

Nguyên tắc khi xác định thuế GTGT đầu ra:

Cơ sở lãnh doanh thuộc đôi tượng tánh thuế theo phương pháp khấu trừ thuê'khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và nộp thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán (trừ trường hợp được phép dùng chứng từ đặc thù), không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hóa đơn.

Trường họp hóa đơn ghi sai mức thuế suất thuếGTGT mà cơ sở kinh doanh chưa tự điều chinh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau:

Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trôn hóa đơn cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất đã ghi trên hóa đơn.

Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất thuế GTGT quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT.

2) Thuế GTGT đầu vào:

Thuế GTGT đầu vào: là tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu dùng cho SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế hoặc sô' thuê' GTGT ghi trên chứng từ nộp thuê' thay cho phía nước ngoài.

Trường họp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và thuế suất để xác định thuếGTGT được khâu trừ.

Các nguyên tắc này chỉ áp dụng cho các đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Cụ thể như sau:

Nguyên tắc 1: Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khâu trừ toàn bộ, kể cả hàng hóa dịch vụ được sản xuất hay mua vào mà doanh nghiệp sử dụng để khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức phục vụ cho SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, và thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.

Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả TSCĐ) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuê' và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ sô' thuê' GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuếGTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khâu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thi thuê' đầu vào được khâu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuếGTGX doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.

Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng/quý tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ mua vào được khâu trừ trong tháng/quý, cuôi năm cơ sở kinh doanh thực hiện tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chinh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng/quý.

Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuếTNDN hoặc tính vào nguyên giá của TSCĐ, trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Một số trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc 1 được quy định như sau:

- Thuế GTGT đầu vào của TSCĐ, máy móc, thiết bị, kể cả thuế GTGT đầu vào của hoạt động đi thuê những tài sản, máy móc, thiết bị này và thuế GTGT đầu vào khác liên quan đên tài sản, máy móc, thiết bị như bảo hành, sửa chữa trong các trường họp sau đây không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của TSCĐ hoặc chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành: TSCĐ chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khi tài phục vụ quôc phòng, an ninh; TSCĐ, máy móc, thiết bị của các tổ chức tín dụng, DN kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chúng khoán, cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở đào tạo; tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.

- TSCĐ là ô tô chở người từ 9 chỗ ngổi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khạch, kinh doanh du lịch, khách sạn và ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuê GTGT) thì sô' thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đổng không được khâu trừ.

- Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh mua vào để sản xuất hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quôc tế để viện trợ nhân đạo, viện trọ không hoàn lại cho Việt Nam thì được khấu trừ toàn bộ.

- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sừ dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí đến ngày khai thác đầu tiên hoặc ngày sản xuất đầu tiên được khấu trừ toàn bộ.

Một số trường hợp cụ thể về vận dụng nguyên tắc 1 như sau:

- Trường hợp hàng hóa có hao hụt tự nhiên do tính chất lý hóa trong quá trình vận chuyển, bơm rót như xăng, dầu... thì được kê khai, khấu trừ số thuếGTGT đẩu vào của sô' lượng hàng hóa thực tế hao hụt tự nhiên không vượt quá định mức hao hụt theo quy định, số thuế GTGT đầu vào của số lượng hàng hỏa hao hụt vượt định mức không được khâu trừ, hoàn thuế.

- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ hình thành TSCĐ là nhà ăn ca, nhà nghỉ giữa ca, phòng thay quần áo, nhà để xe, nhà vệ sinh, bể nước phục vụ cho người lao động trong khu vực sản xuâ't, kinh doanh và nhà ở, trạm y tế cho công nhân làm việc trong các khu công nghiệp được khâu trừ toàn bộ.

-Trường hợp nhà ở cho công nhân làm việc trong các khu công nghiệp do cơ sở kinh doanh đi thuê thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn thiết kế và giá cho thuê nhà ở công nhân khu công nghiệp thi thuế GTGT đổi với khoản tiền thuê nhà trong trường họp này được khấu trừ theo quy định. Trường hợp cơ sở kinh doanh xây dựng hoặc mua nhà ở ngoài khu công nghiệp phục vụ cho công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, nhà xây dựng hoặc nhà mua thực hiện theo quy đinh của pháp luật về tiêu chuẩn thiết kế nhà ở công nhân khu công nghiệp thì thuế GTGT của nhà xây dựng, nhà mua phục vụ cho công nhân, được khâu trừ toàn bộ.

- Trường hợp cơ sở kinh doanh có các chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam công tác, giữ các chức vụ quản lý tại Việt Nam, hưởng lương tại Việt Nam theo hợp đổng lao động ký với cơ sở kinh doanh tại Việt Nam thi cơ sở kinh doanh không được khấu trừ thuế GTGT của khoản tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoài này.

- Trường hợp các chuyên gia nước ngoài vẫn là nhân viên của doanh nghiệp ở nước ngoài, chịu sự điều động của doanh nghiệp ở nước ngoài, được doanh nghiệp ở nước ngoài trả lương và hưởng các chê' độ của doanh nghiệp ở nước ngoài trong thời gian sang Việt Nam công tác, giữa doanh nghiệp ở nước ngoài và cơ sở kinh doanh tại Việt Nam có họp đổng bằng văn bản nêu rõ doanh nghiệp tại Việt Nam phải chịu các chi phí về chỗ ở cho các chuyên gia nước ngoài trong thòi gian công tác ở Việt Nam thì thuê GTGT của khoản tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam do cơ sở kinh doanh tại Việt Nam chi trả được khâu trừ.

“ Đối với cơ sở SXKD tổ chức sản xuất khép kín, hạch toán tập trung có sử dụng sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT qua các khâu để sản xua't ra mặt hàng chịu thuế GTGT thì số thuếGTGT đẩu vào tại các khâu được khâu trừ toàn bộ.

- Trường hợp cơ sở có bán hàng hóa là sản phẩm nông, lâm, thuỷ hải sản chưa qua chế biến hoặc mới qua sơ chê'thông thường thuộc đôi tượng không chịu thuế GTGT thì sô' thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào được tính khâu trừ theo tỷ lệ (%) doanh sô' hàng hóa, dịch vụ chịu thuê' GTGT so với tống doanh sô' của hàng hóa, dịch vụ bán ra.

- Đối với cơ sở SXKD có dự án đầu tư, bao gồm cả cơ sở sản xua't, kinh doanh mới thành lập, vừa đầu tư vào SXKD hàng hóa, dịch vụ không chịu thuếGTGT, vừa đầu tư vào SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuê' GTGT thì số thuê' GTGT đầu vào của TSCĐ trong giai đoạn đầu tư XDCB được tạm khâu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chiu thuế GTGT so vói tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra theo phương án sản xuâ't, kinh doanh của cơ sở kinh doanh. Sô' thuế tạm khấu trừ được điều chỉnh theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra trong ba năm kể từ năm đầu tiên có doanh thu.

- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.

- Số thuế GTGT đã nộp theo Quyết định ân định thuế của cơ quan hải quan được khâu trừ toàn bộ, trừ trường hợp cơ quan hải quan xử phạt về gian lận, trốn thuê'

- Văn phòng Tổng công ty, tập đoàn không trực tiếp HĐKD và các đơn vị HCSN trực thuộc như: Bệnh viện, Trạm xá, Nhà nghỉ điều dưỡng, Viện, Trường đào tạo... không phải là người nộp thuế GTGT thì không được khấu trừ hay hoàn thuê' GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua vào phục vụ cho hoạt động của các đơn vị này.

- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho các hoạt động cung câp hàng hóa, dịch vụ không kê khai, tính nộp thuếGTGT hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư sô'219/2013/TT-BTC (trừ khoản 2, khoản 3 Điểu 5) được khấu trừ toàn bộ.

- Trường hợp cá nhân, tổ chức không kinh doanh có góp vốn bằng tài sản vào công ty TNHH, công ty cổ phần thì chứng từ đổi với tài sản góp vốn là biên bản chứng nhận góp vổh, biên bản giao nhận tài sản. Trường hợp tài sản góp vốn là tài sản mới mua, chưa sử dụng, có hóa đơn hợp pháp được hội đổng giao nhận vốn góp chẩp nhận thì trị giá vốn góp được xác định theo trị giá ghi trên hóa đơn bao gồm cả thuế GTGT; Bên nhận vốn góp được kê khai khấu trừ thuếGTGT ghi trên hóa đơn mua tài sản của bên góp vô'n.

- Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi chuyến sang nộp thuếtheo phương pháp khấu trừ thuê'được khâu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào phát sinh kể từ kỳ đầu tiên kê khai, nộp thuế theo phương pháp khâu trừ thuế.

- Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khâu trừ thuế khi chuyển sang nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT được tính số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào phát sinh trong thời gian nộp thuế theo phương pháp khâu trừ thuế mà chưa khâu trừ hết vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuếTNDN, trừ số thuếGTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào phát sinh trong thời gian nộp thuế theo phương pháp khâu trừ thuế được hoàn theo hướng dẫn tại Điều 18 Thông tư sô' 219/2013/TT-BTC và theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trước ngày Thông tư sô' 219/2013/TT-BTC có hiệu lực thi hành.

- Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ phục vụ cho sản xuất: phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tàu đánh bắt xa bờ, thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản và thức ăn cho vật nuôi khác tiêu thụ trong nước không được kê khai, khâu trừ mà tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN, trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ mua vào thể hiện trên hóa đơn GTGT, chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu phát sinh trước ngày 01-01-2015 đáp ứng điều kiện khâu trừ, hoàn thuế và thuộc diện hoàn thuế theo quy định tại Điểu 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC và Thông tư số 26/2015/TT-BTC.

Nguyên tắc 2: Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khâu trừ khi xác định sô' thuê'phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuâ't dùng hay chưa.

Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuê' thanh ưa thuế tại trụ sở người nộp thuế.

Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào

Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khâu trừ được kê khai, khấu trừ thuế đầu vào nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

(1) Có hóa đơn GTGT hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuê' GTGT khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

(2)Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gổm cả hàng hóa nhập khẩu) từ 20 đồng trở lên, trừ trường họp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới 20 triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiển mặt khác theo quy định của pháp luật.

Chứng từ thanh toán qua ngân hàng là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang TK của bên bán (TK của bên mua và tài khoản của bên bán phải là tài khoản đã đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế Bên mua không cần phải đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế tài khoản tiền vay tại các tổ chức tín dụng dùng để thanh toán cho nhà cung cấp) mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại và các hình thức thanh toán khác theo quy định (gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán nếu tài khoản này đã được đăng ký giao dịch với cơ quan thuế.

Các chứng từ bên mua nộp tiền mặt vào tài khoản của bên bán hoặc chứng từ thanh toán theo các hình thức không phù hạrp với quy định của pháp luật hiện hành không đủ điều kiện để được khâu trừ, hoàn thuế GTGT đôỉ với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 20 triệu đồng trở lên.

Đổi với hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hóa, dịch vụ mua từ 20 triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ bằng văn bản, hóa đơn GTGT và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Trường hợp khi thanh toán, cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chinh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ đổỉ với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh ưa, kiểm ưa kỳ tính thuế có phát sinh thuế GTGT đã kê khai, khấu trừ.

* Một số trường hợp cụ thể về thanh toán không dùng tiên mặt:

- Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần ưong cùng một ngày có tổng giá trị từ hai mươi triệu đổng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Nhà cung cấp là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế GTGT.

-Trường hợp người nộp thuế là cơ sở kinh doanh có các cửa hàng là các đơn vị phụ thuộc sử dụng chung mã số thuê'và mẫu hóa đon của cơ sở kinh doanh, trên hóa đon có tiêu thức "Cửa hàng số1 để phân biệt các cửa hàng của cơ sở kinh doanh và có đóng dấu ưeo của từng cửa hàng thì mỗi cửa hàng là một nhà cung câp.

(3)Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định nêu trên còn phải có hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hóa đon bán hàng hóa, dịch vụ, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu.

Việc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước, một số trường hợp hàng hóa XK buộc phải tiêu huỷ tại nước ngoài hoặc người mua hàng nước ngoài bị giải thể, phá sản, mất khả năng thanh toán,... cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng (thủ tục giấy tờ do Bộ Tài chính hướng dẫn).

Những trường hợp không đủ điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào

- Cơ sở kinh doanh không được tính khâu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp:

(1) Hóa đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuếGTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hóa đon GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuếGTGT);

 (2) Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một ưong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán;

(3) Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chi tiêu như tên, địa chỉ, mã sô' thuế của người mua nên không xác định được người mua (trừ trường hợp ủy quyển cho tổ chức, cá nhân khác mà hóa đơn mang tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền);

(4) Hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo);

(5) Hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao đổi.

II/ Cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Phương pháp trực tiếp được áp dụng cho các đối tượng là doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quí, doanh nghiệp, HTX không đủ điểu kiện đăng ký nộp thuế theo phương pháp khâu trừ theo qui định pháp luật hiện hành, hộ, cá nhân kinh doanh, tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán hóa đơn chứng từ theo qui đinh của pháp luật hiện hành

Xem thêm: Phương pháp khai thuế trực tiếp là gì

Thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp được tính như sau:
Số thuế giá trị gia tăng = Doanh thu x Tỷ lệ %
Trong đó:
+ Doanh thu:
Là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng. 
Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này.
Cơ sở kinh doanh nhiều ngành nghề có mức tỷ lệ khác nhau phải khai thuế giá trị gia tăng theo từng nhóm ngành nghề tương ứng với các mức tỷ lệ theo quy định.
Trường hợp người nộp thuế không xác định được doanh thu theo từng nhóm ngành nghề hoặc trong một hợp đồng kinh doanh trọn gói (Bao gồm các hoạt động tại nhiều nhóm tỷ lệ khác nhau mà không tách được). Thì sẽ áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của nhóm ngành nghề mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.
+ Tỷ lệ %:
Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
– Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
– Hoạt động kinh doanh khác: 2%. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hướng dẫn cách làm báo cáo thuế

⇒ Tải phần mềm HTKK mới nhất

⇒ Lớp học kế toán thực hành - Trên chứng từ gốc của học viên

 

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo