Quy định chung về kế toán trong doanh nghiệp và chức năng nhiệm vụ của kế toán, chế độ kế toán thường sử dụng trong doanh nghiệp hiện nay
Đơn vị tiền tệ: Đơn vị tiền tệ mà kế toán sử dụng để ghi sổ kế toán phải là Tiền Việt Nam đồng
Nếu doanh nghiệp hoạt động liên quan tới ngoại tệ thì các bạn phải quy đổi ra Việt Nam đồng theo tỷ giá tại thời điểm phát sinh
Đơn vị đo lường: Phải sử dụng đơn vị đo lương của Việt Nam, không sử dụng đơn vị đo lường quốc tế
Đơn vị đo lường của mua vào và bán ra phải sử dụng thông nhất cùng một đơn vị đo lường
Chữ viết trên sổ kế toán: Tiếng Việt
Kỳ Kế toán: Định kỳ là tháng/quý/năm
+ Kỳ kế toán theo tháng là 01 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
+ Kỳ kế toán theo quý là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý
+ Kỳ kế toán theo năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Quy định về năm tài chính: Thông thường ở Việt Nam thì năm bắt đầu tài chính từ 01/01 -> 31/12 hàng năm, ví vậy kỳ kế toán năm của các doanh nghiệp đang hoạt động trùng với kỳ của năm tài chính
1/ Chức năng phản ánh: Thu thập chứng từ, xử lý, báo cáo các hoạt động kinh tế tại doanh nghiệp
Kế toán phải thu nhập chứng từ như phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập, phiếu xuất, hóa đơn, hợp đồng, chứng từ ngân hàng,… kế toán phải xử lý và ghi sổ nhật ký chung, phân loại rồi phải lập báo cáo sổ sách
2/ Chức năng giám đốc: Giám sát, đôn đốc hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định kịp thời
Ví dụ: Nhờ báo cáo nhập xuất tồn do kế toán báo cáo mà ban Giám đốc có thể nắm được số lượng hàng tồn để kịp thời biết được cách xử lý như tồn nhiều thì đưa ra chiến lược quảng cáo chiết khấu để xử lý hàng tồn kho, nếu thiếu hàng thì kịp thời lấy hàng về
Kế toán phải có trách nhiệm lập báo cáo tài chính để gửi cho Cơ quan thống kê, cơ quan thuế, sở kế hoạch đầu tư
Báo cáo tài chính theo mẫu quy định bao gồm:
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thuyết minh báo cáo tài chính
– Chế độ kế toán đối với doanh nghiệp siêu nhỏ: Thông tư 132/2018/TT-BTC
– Chế độ kế toán đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: Thông tư 133/2016/TT-BTC
– Chế độ kế toán doanh nghiệp: Thông tư 200/2014/TT-BTC
– Chế độ kế toán đối với đơn vị hành chính, sự nghiệp: Thông tư 107/2017/TT-BTC
– Chế độ kế toán áp dụng đối với bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam: Thông tư 177/2015/TT-BTC
Tuy nhiên hiện nay áp dụng 2 loại chế độ phổ biến đó là:
+ Thông tư 133/2016/TT-BTC
+ Thông tư 200/2014/TT-BTC
Xem thêm bài: Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
⇒ Học kế toán cho người chưa biết gì
⇒ Học kế toán thực hành - Dành cho người đi làm
⇒ Học kế toán online - Dành cho người bận rộn cam kết làm được việc