KẾ TOÁN THỰC TẾ - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN


lớp học kế toán thực hành

dịch vụ kế toán thuế

học kế toán online

khóa học gia sư kế toán

Điểm khác biệt của thông tư 133 so với thông tư 200


Điểm khác biệt của thông tư 133 so với thông tư 200 từ tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính có những thay đổi gì

Điểm khác biệt của thông tư 133 so với thông tư 200

1/ Tài khoản kế toán:

Những điểm khác về tài khoản so với Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014

- TK 211 “TSCĐ”: Theo dõi chung 3 loại TSCĐ

- Không sử dụng các TK: 158, 161, 221, 222 (hạch toán trên TK 2281), 243, 244, 337,343, 344, 347, 357, 412, 414, 417, 441,461, 466, 521, 621, 622, 623, 627, 641.

- Không sử dụng các TK 621, 622, 623, 627 để tập hợp và kết chuyển chi phí sản xuất như Thông tư 200 mà hạch toán trực tiếp trên TK 154 hoặc 631.

- Sử dụng TK 642 “Chi phí quản lý kinh doanh” để hạch toán cả Chi phí bán hang (TK 6421) và Chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 6422).

2/  Sổ kế toán:

Mang tính hướng dẫn, không bắt buộc. Các công ty lựa chọn và áp dụng một trong các hình thức kế toán:

- Hình thức Nhật ký - Sổ cái;

- Hình thức Nhật ký chung;

- Hình thức Chứng từ - Ghi sổ;

- Hình thức kế toán trên máy.

3/  Báo cáo tài chính:

- Kỳ lập Báo cáo tài chính: Năm

- Hệ thống Báo cáo tài chính bao gồm:

+ Báo cáo tình hình tài chính;

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (không bắt buộc);

+ Thuyết minh Báo cáo tài chính.

- Phụ lục: Bảng cân đối tài khoản (nộp riêng cho cơ quan thuế).

- Nơi nộp BCTC: Cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thống kê.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Công ty là gì có những loại công ty nào

⇒ Hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 133

⇒ Hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 200

⇒ Học kế toán cho người chưa biết gì

 

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo