KẾ TOÁN THỰC TẾ - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN


lớp học kế toán thực hành

dịch vụ kế toán thuế

học kế toán online

khóa học gia sư kế toán

Công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp năm 2021


Sau khi đăng kí thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải tiến hành một số thủ tục cần thiết để doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động sau đây là một số công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

15 Công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp năm 2021

1. Mở tài khoản ngân hàng

Sau khi được cấp giấy chứng nhận  đăng kí doanh nghiệp thì Công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp là cần liên hệ với các ngân hàng thương mại hoặc các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại việt nam để tiến hành mở tài khoản thanh toán cho doanh nghiệp của mình

2. Thông báo mẫu con dấu

Doanh nghiệp có quyền quyết định số lượng, hình thức nội dung và con dấu của doanh nghiệp; trừ trường hợp điều lệ doanh nghiệp có quy định khác

Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước. Tức là doanh nghiệp có bao nhiêu con dấu cũng được, nhưng tất cả con dấu đấy đều phải thống nhất theo một mẫu mà doanh nghiệp đã đăng ký.

Công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp là phải thực hiện thông  báo với phòng thông báo kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đặt trụ sở trước khi sử dụng hay khi có thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của doanh nghiệp

3. Kê khai lệ phí môn bài

Kê khai lệ phí môn bài là Công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Từ ngày 25/2/2020, doanh nghiệp mới  thành lập (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới) được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập (từ ngày 01/01 đến ngày 31 tháng 12/2020). Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, doanh nghiệp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (sau đây gọi chung là đơn vị phụ thuộc) thì đơn vị phụ thuộc được miễn lệ phí môn bài trong thời gian doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài.

Tuy nhiên, doanh nghiệp khi mới ra họat động kinh doanh có trách nhiệm kê khai lệ phí môn bài cho chi cục thuế quản lí trực tiếp

Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (gọi chung là đơn vị phụ thuộc) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh; thì doanh nghiệp thực hiện khai, nộp lệ phí môn  bài cho các đơn vị phụ thuộc đó với chi cục thuế quản lý trực tiếp của doanh nghiệp

Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị phụ thuộc  kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh; thì các đơn vị phụ thuộc đó tự khai nộp lệ phí môn bài với chi cục thuế quản lý trực tiếp mình

Doanh nghiệp và đơn vị phụ thuộc khai lệ phí môn bài một lần khi một lần khi mới ra hoạt động, kinh doanh, chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh

Trường hợp mới thành lập nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động

4. Bổ nhiệm kế toán trưởng, người phụ trách kế toán

Tùy thuộc vào quy mô hoạt động, yêu cầu quản lý mà doanh nghiệp tổ chức bộ máy làm kế toán của mình; đó có thể là phòng ban/ban kế toán, thuê dịch vụ làm kế toán…

Tuy nhiên dù tổ chức theo hình thức nào, bao nhiêu người làm kế toán đi nữa, thì doanh nghiệp nhất định phải có kế toán trưởng, trừ là trường hợp là doanh nghiệp siêu nhỏ

5. Đăng ký thuế lần đầu

Hiện nay các thông tin đăng ký thuế ban đầu, doanh nghiệp chỉ phải cung cấp trong tờ khai đăng ký thành lập doanh nghiệp ở phòng đăng ký kinh doanh – sở kế hoạch và đầu tư; chứ không phải thực hiện dăng ký thuế ban đầu với cơ quan quản lý thuế trực tiếp (chi cục thuế quận / huyện nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động) nữa

Tuy nhiên, sau khi đã nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã sử dụng mẫu con dấu, thì doanh nghiệp vẫn phải liên hệ với cơ quan quản lý thuế trực tiếp để nộp một số giấy tờ khai thuế ban đầu

6. Treo biển hiệu tại doanh nghiệp

Công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp là treo biển hiệu, Biển hiệu có thể làm dưới dạng ngang hoặc dọc, với giới hạn kích thước sau đây:

Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 2mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền  nhà

Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 1 mét (m), chiều cao tối đa là 4 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu

Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng

7. Lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông

Công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp là phải lập sổ đăng ký thành viên, đăng ký cổ đông ngay sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và lưu trữ tại trụ sở chính doanh nghiệp hoặc trung tâm lưu ký chứng khoán đối với sổ đăng ký cổ đông

8. Đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng

Có 2 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng đó là:

Phương pháp tính trực tiếp, bao gồm: tính bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu và tính bằng giá trị gia tăng nhân với thế suất thuế gía trị gia tăng (chỉ áp dụng với hoạt động, bán , chế tác vàng  bạc, đá quý)

Phương pháp khấu trừ thuế:

Các doanh nghiệp mới thành lập thì thuộc đối tượng phương pháp áp dụng trực tiếp tính bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu; tuy nhiên, nếu thuộc các trường hợp sau đây thì doanh nghiệp có thể tự nguyên áp dụng phương pháp khấu trừ thuế

Doanh nghiệp mới thành lập dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị tăng theo phương pháp khấu trừ

Doanh nghiệp mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh

9. Áp dụng hóa đơn

Đối với những doanh nghiệp được thành lập trong khoảng thời gian từ 01/11/2018 đến 31/10/2020:

Nếu cơ quan thuế có thông báo doanh nghiệp áp dụng hóa đơn điện tử theo nghị định 119/2018/NĐ-CP thì doanh nghiệp áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn của cơ quan thuế

Trong trường hợp, cơ quan thuế có thông báo mà doanh nghiệp chưa điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thì doanh nghiệp thực hiện sau đây:

Doanh nghiệp phải xác định mình thuộc đối tượng áp dụng hình thức hóa đơn nào: tự tin hóa đơn, đặt in hóa đơn hay mua hóa đơn từ cơ quan thuế

Trước khi sử dụng hóa đơn doanh nghiệp phải thực hiện các công việc trên, và doanh nghiệp phải thực hiện công việc thông báo phát hành hóa đơn trước khi sử dụng đối với trường hợp tự in hóa đơn hay đặt in hóa đơn

Đồng thời, doanh nghiệp mới phải thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo mẫu số 3 phụ lục ban hành kèm theo  nghị định 119/2018/ NĐ-CP cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng

Nếu cơ quan thuế không có thông báo doanh nghiệp áp dụng hóa đơn điện tử theo 119/2018/ NĐ-CP

Thì doanh nghiệp thực hiện như sau

Doanh nghiệp phải xác định mình thuộc đối tượng áp dụng hình thức hóa đơn nào: tự tin hóa đơn, đặt in hóa đơn hay mua hóa đơn từ cơ quan thuế

Trước khi sử dụng hóa đơn doanh nghiệp phải thực hiện các công việc trên, và doanh nghiệp phải thực hiện công việc thông báo phát hành hóa đơn trước khi sử dụng đối với trường hợp tự in hóa đơn hay đặt in hóa đơn

Ngoài ra nếu doanh nghiệp muốn áp dụng thêm hình thức hóa đơn điện tử thì phải thông báo phát hành hóa đơn điện tử trước khi sử dụng theo thông tư 32/2011/TT/BTC

10. khai trình sử dụng lao động lần đầu khi bắt đầu hoạt động

Công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoạt động, doanh nghiệp phải khai trình việc sử dụng lao động với phòng lao động  - thương binh và xã hội hoặc sở lao động – thương binh và xã hội (nếu doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện

Số lượng người lao động khai trình không bao gồm những người đang thử việc

11. Thông báo về số lao động làm việc tại doanh nghiệp mới thành lập

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập, doanh nghiệp có trách nhiệm gửi thông báo ban đầu về số lao động đang làm việc tại đơn vị doanh nghiệp của mình  (mẫu số 28 ban hành kèm theo thông tư 28/2015/TT-BLDTBXH) về trung tâm dịch vụ việc làm nơi doanh nghiệp đặt trụ sở

12. Xây dựng và thông báo thanh lương, bảng lương

Công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp nhất thiết phải làm là xây dựng  thanh lương, bảng lương của mình. Đây là cơ sở để thực hiện tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động

Doanh nghiệp phải căn cứ theo mức lương tối thiểu vùng hiện hành để quy định mức lương cho từng chức danh, công việc, nhóm công việc sao cho phù hợp với các nguyên tắc mà pháp luật quy định

13. Xây dựng và đăng ký nội quy lao động

Doanh nghiệp sử dụng lao động từ 10 người trở lên thì phải có nội quy lao động bằng văn bản

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động thì doanh nghiệp phải nộp 1 bộ hồ sơ đăng ký nội quy lao động với sở lao động – thương binh và xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở

14. Thành lập công đoàn

Khi có ý nguyện thành lập công đoàn tại doanh nghiệp thì trước tiên, thì những người lao động sẽ phải tổ chức ban vận động thành lập công đoàn tại doanh nghiệp và nên liên hệ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi gần nhất hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ việc thành lập công đoàn

Điều kiện để thành lập công đoàn là phải có ít nhất 5 đoàn viên công đoàn việt nam hoặc phải có ít nhất 5 người lao động có đơn tự nguyện xin gia nhập công đoàn việt nam

15. Lưu ý về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

Khi thành lập, doanh nghiệp hãy lưu ý đến nghành, nghề kinh doanh của mình, nếu thuộc những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện phải đảm bảo xuyên suốt trong quá trình kinh doanh của mình

Đối với ngành, nghề chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện trong suốt quá trình kinh doanh. Đối với nhiều ngành, nghề thì phải cần giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện.. trước khi kinh doanh

Tóm lược lại những công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Những việc cần làm ngay

Các thủ tục với cơ quan thuế

Một số công việc về lao động

1. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

 

2. Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp.

 

3. Thông báo mẫu con dấu.

 

4. Khai, nộp lệ phí môn bài.

 

5. Đăng ký tự nguyện áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

 

6. Thông báo cho cơ quan thuế về việc đặt in hóa đơn lần đầu.

7. Treo biển hiệu tại trụ sở công ty.

 

8. Lập sổ đăng ký thành viên/ sổ đăng ký cổ đông.

 

9. Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

  

1. Khai nộp lệ phí môn bài.

 

2. Thông báo tự nguyện áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

 

3. Đề nghị đặt in hóa đơn.

 

4. Mua hóa đơn của cơ quan thuế.

 

5. Thông báo phương pháp, thời gian trích khấu hao tài sản cố định.

 

1. Giao kết hợp đồng lao động.

 

2. Xây dựng thang lương bảng lương.

 

3. Khai trình sử dụng lao động lần đầu.

 

4. Trích đóng kinh phí Công đoàn.

 

5. Xây dựng nội quy lao động.

 

6. Lập sổ quản lý lao động.

 

7. Đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN lần đầu.

 

 

 

 

 

 

Trên là những công việc cần lấm sau khi thành lập công ty, Nếu bạn mới khởi nghiệp cần trang bị những kiến thức thực tế thông qua khóa học: Học kế toán thực hành

Xem thêm: 

⇒ Dịch vụ thành lập công ty

Khóa học kế toán cho giám đốc

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo