KẾ TOÁN THỰC TẾ - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN


lớp học kế toán thực hành

dịch vụ kế toán thuế

học kế toán online

khóa học gia sư kế toán

Cách trích khấu hao tài sản cố định trên Excel và Misa


Tài sản cố định là gì và hướng dẫn cách trích khấu hao tài sản cố định và cách định khoản hạch toán TSCĐ khi mua sắm sửa chữa thanh lý

Trong bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn hiểu bản chất tài sản cố định là gì và hướng dẫn cách trích khấu hao tài sản cố định

+ Khái niệm,đặc điểm,phân loại tài sản cố định
+ Nhiệm vụ kế toán tài sản cố định
+ Chứng từ, tài khoản sử dụng
+ Kế toán biến động Tăng,Giảm tài sản cố định
+ Kế toán sửa chữa tài sản cố định
+ Kế Toán tài sản cố định thuê ngoài

Tài sản cố định là gì

Tài sản cố định trong các doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn và dự tính đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho DN:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó

- Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên.

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và giá trị từ 30 triệu đồng

Đặc điểm của tài sản cố định:

➢ Tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh và giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng.

➢ Khi tham gia vào hoạt động SXKD, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của TSCĐ được chuyển dịch từng phần vào chi phí SXKD dưới hình thức khấu hao.

Nhiệm vụ của tài sản cố định

➢ Tổ chức ghi chép, phản ánh về số lượng và tình hình tăng, giảm,sử dụng TSCĐ.

➢ Tính toán và phân bổ chính xác số khấu hao tài sản cố định vào CPSX theo chế độ quy định.

➢ Tham gia lập dự toán sửa chữa TSCĐ, phản ánh và kiểm tra tình hình sửa chữa.

➢ Hướng dẫn các bộ thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ, mở sổ cần thiết và hạch toán TSCĐ theo đúng chế độ, phương pháp quy định.

➢ Tham gia kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ, lập báo cáo về TSCĐ

Phân loại tài sản cố định

+ Theo hình thái biểu hiện (TSCĐHH & TSCĐVH)

+ Theo quyền sở hữu(TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài):

Tài sản cố định tự có: Dùng tiền của mình để mua

Tài sản cố định thuê ngoài: Anh phải thuê và trả tiền phí thuê TSCĐ

+ Theo mục đích và tình hình sử dụng (TSCĐ dùng cho kinh doanh;TSCĐ dùng cho phúc lợi,sự nghiệp ,an ninh, quốc phòng;TSCĐ chờ xử lý và TSCĐ bảo quản giữ hộ cho nhà nước)

+ Theo nguồn vốn hình thành( TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn CSH và TSCĐ hình thành từ các khoản nợ phải trả)

Tính giá tài sản cố định

cách trích khấu hao tài sản cố định

Nguyên tắc xác định nguyên giá tài sản cố định

➢Thời điểm xác định nguyên giá tài sản cố định: Là thời điểm tài sản cố định được đưa vào sử dụng
Ví dụ: Ngày 5/4 mua 1 dây chuyền may nhưng chưa sử dụng luôn, mùng 7/4 mới thuê lắp đặt xong, đến ngày 9/4 mới đưa vào sử dụng - Vậy ở đây là ngày 9/4 mới xác định nguyên giá vào tài sản cố định
➢Căn cứ xác định nguyên giá tài sản cố định: Khách quan và có thể kiểm tra được
➢Các chi phí làm tăng tính hữu ích, lơi ích kinh tế của tài sản cố định thìđều được ghi tăng NG
➢Chỉ được tính các khoản chi phí hợp lý được dồn tích trong quá trình hình thành tài sản cố định

Nguyên giá tài sản cố định:

1. TSCĐ HH mua sắm

2. TSCĐ HH mua theo hình thức trao đổi

3.TSCĐ HH tự xây dựng hoặc tự sx

4. TSCĐ HH do đầu tư xây dựng cơ bản

5.TSCĐ HH được tài trợ, biếu tặng,phát hiện thừa

6.TSCĐ HH được nâng cấp, được điều chuyển đến

7.TSCĐ HH nhận góp vốn, nhận lại vốn góp.

8.TSCĐ thuê TC

Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình

cách trích khấu hao tài sản cố định

Các khoản thuế( không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, và các loại thuế khác

Xác định nguyên giá tài sản cố định:

* TH mua theo hình thức trao đổi

+ Với TSCĐ tương tự: Là giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi.

+ Với TSCĐ không tương tự: Là giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về và các chi phí khác liên quan

* TH tự xây dựng hoặc tự sản xuất:

▪ NG TSCĐ tự xây dựng: Là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng

▪ NG TSCĐ tự sản xuất: Là giá thành thực tế của TSCĐ (+) các chi phí liên quan

(Trừ các khoản lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá định mức

* TH được cấp hoặc điều chuyển đến:

Là giá trị còn lại của TSCĐ trên số kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp (+) các chi phí liên quan

* TH nhận góp vốn, nhận lại vốn góp:

Là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận; hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

* TH TSCĐ thuê tài chính :

Là giá trị hợp lý của tài sản cộng (+) với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan

Hao mòn và khấu hao tài sản cố định:

- Hao mòn: Là sự giảm dần giá trị của tài sản cố định trong quá trình sử dụng do tham gia vào quá trình kinh doanh bị cọ xát, bị ăn mòn hoặc do tiến bộ kỹ thuật…

- Khấu hao tài sản cố định : Là việc tính toán và phân bổ nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong từng kỳ hạch toán

CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẤU HAO TSCĐ

Theo chế độ tài chính hiện hành, có 3 phương pháp khấu hao TSCĐ:

1- Phương pháp khấu hao đường thẳng

2- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

3-Phương pháp khấu hao theo sản lượng(ít chỉ dùng dn nông lâm)

Cụ thể chi tiết:

1/ Phương pháp khấu hao đường thẳng

Mkhn = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao

cách trích khấu hao tài sản cố định

• Mức KH tb năm = NGTSCĐ/số năm sử dụng

• Mức KH tb tháng = Mức KH tb năm/ 12 tháng

cách trích khấu hao tài sản cố định

Ví dụ:

Hãy tính mức KH năm cho TSCĐHH có nguyên giá 800.000.000 đồng, thời gian sử dụng 5 năm biết TSCĐ tính KH theo phương pháp đường thẳng.

Đáp án:

Mức KH năm = 800.000.000 X 20% =160.000.000

2/ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:

Mkhn = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ KH nhanh

cách trích khấu hao tài sản cố định

3/ Phương pháp khấu hao theo sản lượng sản phẩm

Mức khấu hao hàng tháng của TSCĐ = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng x Mức khấu hao bình quân tính trong một đơn vị sản phẩm

cách trích khấu hao tài sản cố định

Giá trị còn lại của tài sản cố định

Giá trị còn lại của TSCĐ: là giá thực tế của TSCĐ tại một thời điểm nhất định.
cách trích khấu hao tài sản cố định
 

Các chứng từ và sổ sách kế toán

1.Chứng từ kế toán:
➢ Biên bản giao nhận TSCĐ
➢ Biên bản hanh lý TSCĐ
➢ Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
➢ Biên bản đánh giá lại TSCĐ
➢ Biên bản kiểm kê TSCĐ
➢ Hồ sơ TSCĐ
➢ Hóa đơn GTGT
➢ ............
2. Sổ sách kế toán:
-Thẻ TSCĐ
- Sổ chi tiết TSCĐ

Tài khoản Kế toán sử dụng

1) TK 211- Tài sản cố định hữu hình
2) TK 212- Tài sản cố định thuê tài chính
3) TK 213- Tài sản cố định vô hình
4) TK 214- Hao mòn tài sản cố định
5) TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang
 
Dưới đây là chi tiết về các tài khoản kế toán 

1/ TK 211- Tài sản cố định hữu hình

Bên nợ

Bên có

- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình tăng do XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, do mua sắm, do nhận vốn góp, do được cấp, do được tặng biếu, tài trợ, phát hiện thừa

- Điều chỉnh tăng NG TSCĐHH do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo nâng cấp;

- Điều chỉnh tăng NGTSCĐHH do đánh giá lại.

 

- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình giảm do điều chuyển cho doanh nghiệp khác, do nhượng bán, thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh,...

- NG TSCĐHH giảm do tháo bớt một hoặc một số bộ phận

- Điều chỉnh giảm NG TSCĐHH do đánh giá lại.

 


2/ TK 212- Tài sản cố định thuê tài chính

Bên Nợ

Bên Có

NG TSCĐ thuê tài chính tăng.

- Số dư bên Nợ: NG TSCĐ thuê tài chính hiện có.

NG TSCĐ thuê tài chính giảm do chuyển trả lại cho bên cho thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp

Tài khoản 212 - TSCĐ thuê tài chính có 2 tài khoản cấp 2

- TK 2121 - TSCĐ hữu hình thuê tài chính

- TK 2122 - TSCĐ vô hình thuê tài chính

3/ TK 213- Tài sản cố định vô hình
Bên Nợ: NG TSCĐVH tăng.
Bên Có: NG TSCĐVH giảm.
Tài khoản 213 có 7 tài khoản cấp 2:
4/ Tài khoản 214: Hao mòn tài sản cố định
Bên Nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐS đầu tư giảm do TSCĐ, BĐSĐT thanh lý, nhượng bán, điều động cho doanh nghiệp khác, góp vốn đầu tư vào đơn vị khác.
Bên Có: Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐSĐT tăng do trích khấu hao TSCĐ, BĐS đầu tư.
 Số dư bên Có: Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ, BĐS đầu tư hiện có ở doanh nghiệp.
Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ, có 4 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình
- Tài khoản 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
- Tài khoản 2143 - Hao mòn TSCĐ vô hình
- Tài khoản 2147 - Hao mòn BĐSĐT

5/ Tài khoản 241- Xây dựng cơ bản dở dang

 Bên Nợ:

+ Chi phí đầu tư XDCB, mua sắm, SCL TSCĐ phát sinh,
+ Chi phí đầu tư cải tạo nâng cấp TSCĐ.
 Bên Có:
+ Giá trị công trình hoàn thành qua đầu tư mua sắm,
+ Giá trị công trình bị loại bỏ khi quyết toán được duyệt,
+ Giá trị công trình SCL hoàn thành được kết chuyển khi quyết toán.
Số dư bên Nợ:
+ Chi phí XDCB và SCL TSCĐ dở dang,
+ Giá trị công trình XDCB và SCL hoàn thành nhưng chưa bàn giao hoặc chưa duyệt quyết toán.
TK 241: XDCB dở dang có 3 TK cấp 2:
-TK 2411- Mua sắm TSCĐ
-TK 2412: XDCB
-TK 2413: SCL TSCĐ
 

Các trường hợp tăng tài sản cố định

1-Tăng do mua sắm
2-Tăng do mua sắm theo phương thức trả chậm, trả góp
3-Tăng do mua dưới hình thức trao đổi
4-Tăng do tự sx
5-Tăng do bộ phận XDCB hoàn thành bàn giao
6-Tăng do được tài trợ, biếu, tặng
7-Tăng do nhận điều đọng nội bộ
8-Tăng do nhận vốn góp
9-Tăng do thu hồi vóngóp liên doanh, liên kết
10-Tăng do phát hiện thừa khi kiểm kê
11- Tăng do mua sắm TSCĐ có gắn quyền sở hữu
12-Tăng do mua bằng quỹ phúc lợi và dùng cho quỹ phúc lợi

 

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo