KẾ TOÁN THỰC TẾ - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN


lớp học kế toán thực hành

dịch vụ kế toán thuế

học kế toán online

khóa học gia sư kế toán

Mẫu bảng chấm công theo thông tư 133


Mẫu bảng chấm công theo thông tư 133 dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Như các bạn đã biết việc lập mẫu bảng chấm công theo thông tư 133 dùng làm căn cứ để theo dõi thời gian làm việc của nhân viên ở các bộ phận từ đó xác định ngày công và xây dựng hệ thống bảng lương

1/ Mẫu bảng chấm công theo thông tư 133

mẫu bảng chấm công theo thông tư 133

2/ Cách lập mẫu bảng chấm công theo thông tư 133

Tên đơn vị

Tên đơn vị của bảng chấm công theo thông tư 133 phải đặt trên cùng bên trái 2 dòng gồm tên và địa chỉ.

 

Tên bảng

“Bảng chấm công” nằm chính giữa dưới thông tin đơn vị.

 

Mẫu bảng

Cả phần này để trong textbox

Thời gian

Phân biệt các bảng chấm công của các ngày tháng khác nhau. Mỗi ô chứa dữ liệu là tháng năm đặt ở những ô riêng để có xác định các ngày trong tháng.

Nội dung bảng chấm công

gồm có các cột ô chứa họ tên chức vụ cấp bậc, ngạch bậc lương của từng người, ghi các ngày trong tháng, công hưởng của mỗi người căn cứ theo từng đơn vị mà phân chia các ô đầy đủ phù hợp.

 

Thời gian, người ký tên

bảng chấm công này được lập ra từ ai thuộc bộ phận nào, người lập ra bảng chấm công này phải bảo đảm và chịu trách nhiệm về tính chính xác về bảng này bằng việc ký tên để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc tính lương này.

 

Ký hiệu chấm công:

 

Quỵ định về ký hiệu trong mẫu bảng chấm công theo thông tư 133 như sau:

    + X: Công trong giờ ngày thường 8 tiếng, nếu ít hơn 8 giờ, ghi số giờ

    + P: Phép hưởng lương

    + L: lễ nghỉ hưởng lương

    + TC: Tăng ca chủ nhật, nếu tăng ca ít hơn 8 giờ ghi số giờ

    + TCL: tăng ca lễ, nếu tăng ca ít hơn 8 giờ ghi số giờ

    + NB: Nghỉ bù hưởng lương

Chủ nhật, lễ, tăng ca nếu nghỉ bù đánh TB (không tính lương, do đó NB tính lương). Số ngày nghỉ bù tương ứng nên có sheet theo dõi riêng. Số giờ làm việc ghi số.

 

- Quy ước tính số ngày công, giờ công:

 

    +    Ngày thường: tăng ca sau 5 giờ nhân 1.5, sau 9 giờ nhân 2

     +    Chủ nhật: nhân 1.5, tăng thêm giờ sau 5 giờ nhân 2, sau 9 giờ nhân 3

     +    Lễ: Nhân 3, tăng thêm giờ sau 5 giờ nhân 4.5

     +    Các hệ số nhân này ghi vào dòng 9 tại các cột tương ứng.

 

Trên là mẫu bảng chấm công theo thông tư 133, nếu bạn chưa có bảng chấm công trên excel các bạn tải: Tại đây

 

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo