KẾ TOÁN THỰC TẾ - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN


lớp học kế toán thực hành

dịch vụ kế toán thuế

học kế toán online

khóa học gia sư kế toán

Đơn vị hành chính sự nghiệp là gì


Khái niệm về đơn vị hành chính sự nghiệp là gì và khái quát về đơn vị hành chính sự nghiệp

Đơn vị hành chính sự nghiệp là gì

Khái niệm về đơn vị hành chính sự nghiệp:

Là đơn vị được nhà nước thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định bằng kinh phí do do ngân sách nhà nước hoặc cấp trên cấp phát hoặc các nguồn kinh phí khác như hội phí, học phí, viện phí, kinh phí được tài trợ, thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ… để phục vụ các nhiệm vụ của nhà nước, chủ yếu là các hoạt động chính trị xã hội

Đặc trưng cơ bản: Được nhà nước trang trải các chi phí hoạt động và thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao bằng NKP và NSNN hoặc quỹ công theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp

Quản lý chỉ tiêu đúng mục đích, đúng dự toán được phê duyệt theo từng nguồn kinh phí, từng nội dung chỉ tiêu theo tiêu chuẩn, định mức

Phân loại đơn vị hành chính sự nghiệp gồm những gì

Loại 1: Các đơn vị tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên

Loại 2: Các đơn vị tự đảm bảo 1 phần kinh phí hoạt động thường xuyên

Loại 3: Các đơn vị do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí

Trên giác độ quản lý tài chính, các đơn vị hành chính sự nghiệp trong cùng nhành theo hệ thống dọc được chia thành

+ Đơn vị dự toán cấp 1

+ Đơn vị dự toán cấp 2

+ Đơn vị dự toán cấp 3

+ Đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp 3

Chi tiết về các đơn vị hành chính sự nghiệp

Đơn vị dự toán cấp 1 là đơn vị trực tiếp nhận sự toán ngân sách hàng năm do thủ tướng chính phủ hoặc ủy ban nhan dân giao. Đơn vị dự toán cấp I thực hiện phân bổ, giao dự toán ngân sách cho đơn vị cấp dưới trực thuộc

Đơn vị dự toán cấp II (còn gọi là trung gian) là đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp I được đơn vị dự toán cấp I giao dự toán và phân bổ dự toán được giao cho đơn vị dự toán cấp III(trường hợp được ủy quyền của đơn vị dự toán cấp I)

Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách (đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước), được đơn vị dự toán cấp I hoặc cấp II giao dự toán ngân sách

Đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp III được nhận kinh phí để thực hiện phân công việc cụ thể, khi chỉ tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyết định theo quy định (đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước)

QUY TRÌNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

+ Lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước

+ Tổ chức chấp hành dự toán thu, chi

+ Quản lý sử dụng tài sản đưược nhà nước giao

+ Chấp hành chế độ kế toán, thống kê

+ Lập báo cáo quyết toán thu, chi (quý, năm)

PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

+ Phương thức thu đủ, chi đủ: Là đơn vị thu bao nhiêu thì phải nộp lại cho ngân sách bao nhiêu, còn đơn vị HNSN chi bao nhiêu thì được ngân sách nhà nước cấp cho bấy nhiêu

+ Phương thức thu, chi chênh lệch: Thu được bao nhiêu thì được giữ lại để chi tiêu và vẫn phải thông báo cho ngân sách cho nhà nước đầy đủ các khoản chi tiêu, nếu như chi thiếu thì được xin thêm dành cho những đơn vị HCSN có khoản thu nhất định nhưng không quá dồi dào

+ Phương thức quản lý theo định mức: Chỉ áp dụng trong một mức định mức nhất định mà NS đưa ra

+ Phương thức giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm: Tự thu và tự chi những vẫn phải ghi đủ các khoản cho NS nhưng lại được tự chủ động trong việc thu chi, dành cho những tổ chức có nguồn thu lớn và ổn định


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Khóa học kế toán hành chính sự nghiệp

⇒ Bảng hệ thống tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp

 

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo