KẾ TOÁN THỰC TẾ - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN


lớp học kế toán thực hành

dịch vụ kế toán thuế

học kế toán online

khóa học gia sư kế toán

Đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải


Đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải và tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ cho doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực vận tải

Đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải

Vận tải đường bộ là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ có đặc điểm sau:

Sản phẩm vận tải đường bộ không có hình thái vật chất cụ thể, là quá trình di chuyển hàng hóa, hành khách từ nơi này đến nơi khác, quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời, không có sản phẩm làm dở.

đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải

Sản phẩm vận tải đường bộ được đo bằng các chỉ tiêu tân/km hàng hóa vận chuyển và người/km hành khách.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ có tính đa dạng về loại hình hoạt động như vận tải đường bộ ô tô, đường sắt, đường biển, đường sông, hàng không, vận tải đường bộ thô sơ... mỗi loại hình vận tải đường bộ đều có tính đặc thù riêng chi phối đến công tác kê'toán chi phí và giá thành sản phẩm.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ phải quản lý quá trình hoạt động theo nhiều khâu khác nhau như giao dịch, hợp đồng vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách, thanh toán hợp đồng, lập kế hoạch điều vận và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch.

Lái xe và phương tiện làm việc chủ yếu hoạt động ở bên ngoài doanh nghiệp một cách độc lập, lưu động nên kế hoạch vận chuyển phải được cụ thể hoá cho từng ngày, tuần, định kỳ ngắn...; quá trình quản lý phải rất cụ thế, phải xây dựng được chê'độ vật cha't rõ ràng, vận dụng cơ chê'khoán hợp lý.

Phương tiện vận tải đường bộ là các TSCĐ, các phương tiện này bao gồm nhiều loại có tính năng, tác dụng, hiệu suất và mức tiêu hao nhiên liệu khác nhau nên yêu cầu quản lý các phương tiện vận tải đường bộ cũng khác nhau. Mặt khác, sự đa dạng của các loại hình dịch vụ vận tải đường bộ với nhiều loại phương tiện có chất lượng khác nhau, các tuyến xe khác nhau nên có ảnh hưởng lớn đến việc tính toán xác định chi phí của hoạt động dịch vụ vận tải đường bộ

Vận tải đường bộ hành khách có tính phức tạp hơn so với vận tải đường bộ hàng hóa, bởi vận tải đường bộ hàng hóa thường được thực hiện theo hợp đổng được kí kết và ít có sự thay đối về lịch trình, còn vận tải đường bộ hành khách thì mạng lưới bán vé có thể được tổ chức ở nhiều nơi và thường phát sinh các trường hợp đổi vé, đổi hành trình, trả lại vé; mặt khác, giữa thời điểm khách mua vé và thời điểm sử dụng dịch vụ thường có khoảng cách về thời gian, điều này làm cho viẹc xác định thời điểm ghi nhận doanh thu và quản lí doanh thu trở nên phức tạp.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ phụ thuộc khá lớn vào điều kiện tự nhiên về địa lí, khí hậu, thời tiết cùng với tính thời vụ của loại hình dịch vụ này nên hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ có tính rủi ro cao.

Trong xu thế hội nhập và phát triển, nhu cầu vận tải đường bộ hàng hóa và hành khách giữa các vùng, các khu vực và trên toàn thế giới tăng nhanh, và khi dịch vụ vận tải đường bộ phát triển sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao khả năng tiêu thụ các sản phẩm xã hội bằng cách đưa sản phẩm từ nơi này đến nơi khác, đáp ứng nhu cầu đi lại, tham quan, du lịch của mọi tầng lớp dân cư.

Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ có những đặc điểm cơ bản sau:

Doanh nghiệp vận tải đường bộ quản lý quá trình hoạt động theo nhiều khâu khác nhau như giao dịch, hợp đổng vận chuyển hàng hóa bao gồm cả xếp dỡ hàng hóa tại điểm đến (cảng biển, bên tàu, nhà ga...) hoặc vận chuyển hành khách, thanh lý các họp) đồng vận chuyển, lập kê' hoạch điều vận và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vận chuyển.

Kế hoạch tác nghiệp của các doanh nghiệp vận tải đường bộ thường cụ thể hoá cho từng ngày, tuần, thậm chí đê'n từng lịch trình vận chuyển, có tính định kỳ ngắn, người điều khiển và phương tiện vận tải đường bộ làm việc chủ yếu ở ngoài doanh nghiệp. Do đó, đòi hỏi phải có một quy trình kiểm soát rõ ràng, phân định trách nhiệm vật cha't đối với từng khâu, bước công việc, và vận dụng cơ chê'khoán một cách hợp lý phù hợp với đặc thù hoạt động vận tải đường bộ.

Phương tiện vận tải đường bộ là TSCĐ chủ yêu và quan trọng không thể thiêu được trong quá trình thực hiện dịch vụ vận tải đường bộ. Các phương tiện này gồm nhiều loại có tính năng, tác dụng, hiệu quả và mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng khác nhau. Mặt khác mỗi loại phương tiện cũng đòi hỏi chê'độ bảo quản, bảo dưỡng, điểm đỗ và điều kiện vận hành hoàn toàn khác nhau. Sự khách biệt giữa phương tiện vận tải đường bộ đường bộ, phương tiện vận tải đường bộ đường sông, phương tiện vận tải đường bộ hàng không... cũng như mức tải trọng khác nhau trong mỗi loại phương tiện vận tải đường bộ đều có ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí và doanh thu dịch vụ.

Quá trình kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ, ngoài việc phụ thuộc vào năng lực phương tiện của mỗi doanh nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện hạ tầng cơ sở của môi vùng địa lý khác nhau như đường sá, cầu, phà, điều kiện về thông tin liên lạc và điều kiện địa lý, khí hậu... Ngoài ra kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ còn phụ thuộc vào yếu tố con người liên quan trực tiếp đến trình độ làm chủ phương tiện của người điều khiển, khả năng giao tiếp và cách ứng xử văn hóa, đặc biệt trong vận chuyển hành khách.

Quá trình kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ thường có quan hệ chặt chẽ vói các dịch vụ gia tăng khác như xếp dỡ hàng hóa, thủ tục thông quan, kiểm định chất lượng, chuyển phát nhanh thư từ, bưu phẩm... (đối với vận chuyển hàng hóa) hoặc dịch vụ lữ hành, nghỉ ngơi, mua sắm, hướng dẫn du lịch... (đối với vận chuyển hành khách). Do vậy, nhiều doanh nghiệp vạn tải đường bộ có tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các hình thức liên kết trong chuỗi giá trị để tăng khả năng cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng và phát triển dịch vụ hỗ trợ ngoài chức năng chính là kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ.

Ngành vận tải đường bộ gồm nhiều loại hình hoạt đọng như vận tải đường bộ ôtô, vận tải đường bộ đường sắt, vận tải đường bộ đường biển, đường sông (vận tải đường bộ thủy), vận tải đường bộ hàng không, vận tải đường bộ thô sơ... Môi loại hình vận tải đường bộ nói trên đều có những đặc điểm đặc thù chi phối đến công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Vì vậy để quản lý một cách hiệu quả, khoa học hoạt động kinh doanh, các nhà quản trị trong các doanh nghiệp vận tải đường bộ cần phải tính đến những đặc điểm đặc thù đó trong quá ữình ra quyết định quản lý.

Trên là bài viết đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải giúp bạn hiểu rõ hơn về lĩnh vực này để có thể tư duy tốt trong quá trình làm công việc kế toán vận tải

Bài liên quan: Lớp học kế toán vận tải - thực hành trên chứng từ gốc của doanh nghiệp 

Bài trước: Bài tập kế toán nhà hàng có lời giải

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo