KẾ TOÁN THỰC TẾ - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN


lớp học kế toán thực hành

dịch vụ kế toán thuế

học kế toán online

khóa học gia sư kế toán

Mô tả công việc của kế toán thuế trong doanh nghiệp


Mô tả công việc của kế toán thuế trong doanh nghiệp và nhiệm vụ của kế toán thuế trong doanh nghiệp

Công việc của kế toán thuế là công việc rất quan trọng đối với các doanh nghiệp do vậy kế toán thuế cần phải nắm vững các công việc cụ thể phải làm tại các doanh nghiệp

Công việc của kế toán thuế phải làm tại doanh nghiệp:

1/ Thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho lập báo cáo tài chính doanh nghiệp gồm:

+ Thu thập thông tin ban đầu làm căn cứ để tính thuế, kê khai thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế và quyết toán các loại thuế doanh nghiệp phải nộp, trên cơ sở các chứng từ kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán thuế xác định chứng từ kế toán hợp pháp và hợp lệ có liên quan đối với từng loại thuế làm căn cứ để tính thuế, kê khai thuế, miễn giảm thế, hoàn thuế và quyết toán các loại thuế doanh nghiệp phải nộp

+ Tính toán xác định các khoản thuế phải nộp theo quy định của luật thuế

+ Xử lý, ghi nhận thông tin về thuế theo quy định của Luật kế toán, CMKT, và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành

+ Trình bày thông tin về thuế trên BCTC tài chính của doanh nghiệp

2/ Thực hiện khai và quyết toán thuế, lập báo cáo thuế theo quy định của luật thuế và luật quản lý thuế hiện hành

- Lập báo cáo thuế theo tháng hoặc theo quý gồm

  + Tờ khai thuế GTGT

  + Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

  + Tạm tính thuế TNDN nếu có

- Lập báo cáo tài chính gồm:

   + Bảng cân đối kế toán

   + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

   + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

   + Thuyết minh BCTC

- Lập tờ khai quyết toán thuế:

   + Tờ khai quyết toán thuế TNCN

   + Tờ khai quyết toán thuế TNDN

3/ Thực hiện xử lý các phát sinh sau kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan thuế tại trụ sở người nộp thuế theo quy định của chế độ kế toán, luật thuế và luật quản lý thuế hiện hành

Nhiệm vụ của kế toán thuế trong doanh nghiệp:

Kế toán thuế trong doanh nghiệp có những nhiệm vụ chủ yếu sau:

1/  Thu nhận, xử lý thông tin số liệu về thuế theo từng sắc thuế của doanh nghiệp phải thực hiện

- Mỗi đơn vị kế toán trong quá trình hoạt động đều phải thực hiện một hay một số nghĩa vụ thuế (sắc thuế) nhất định. Mỗi sắc thuế khác nhau sẽ khác nhau về đối tượng chịu thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế…, Mặt khác, không phải mọi số liệu kế toán được ghi nhận theo quy định của pháp luật về kế toán đều là căn cứ để xác định số thuế phải nộp theo từng nghĩa vụ thuế. Với vài trò quan trọng trong quản lý kinh tế, kế toán thuế cần phải thực hiện nhiệm vụ thu nhập, xử lý, ghi chép, phản ánh thông tin số liệu kế toán; từ đó tính toán, xác định đúng, đủ kịp thời, trung thực số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp cho nhà nước theo quy định pháp luật về thuế.

- Nộp đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp cho nhà nước là quy định mang tính chất pháp lệnh. Các đơn vị kế toán phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định này. Trường hợp có thông báo số thuế phải nộp, nếu có thắc mắc và khiếu nại về mức thuế, về số thuế phải nộp theo thông báo cần được giải quyết kịp thời theo quy định. Không được vì bất cứ lý do gì để trì hoãn việc nộp thuế. Do vậy kế toán thuế cần phải thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin phải ánh việc nộp thuế đầy đủ, kịp thời các khoản thuế, phí và lệ phí cho nhà nước theo quy định

2/ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về thuế và kế toán

Với chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị, kế toán có nhiệm vụ phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chế độ chính sách quản lý kinh tế tài chính của nhà nước tại đơn vị

Chính sách pháp luật về thuế và kế toán là một trong những chính sách quan trọng của nhà nước nhằm đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động thống nhất, ổn định, đúng định hướng. Do đó yêu cầu các đơn vị kinh tế cơ sở hoạt động trong nền kinh tế quốc dân phải thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách này.

Kế toán thuế thông qua việc tính toán, xác định số thuế, phí, lệ phí phải nộp; ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến việc nộp thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế,…Đồng thời thực hiện việc kiểm tra nội dung kinh tế đó có đúng chính sách, pháp luật của nhà nước và chế độ kế toán hiện hành không. Qua đó kịp thời phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, thúc đẩy đơn vị thực hiện đầy đủ, triệt để các quy định hiện hành, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị

3/ Cung cấp thông tin, số liệu về thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật

Thông tin, số liệu do kế toán thu thập xử lý, ngoài việc cung cấp cho các nhà quản trị trong nội bộ đơn vị để điều hành và kiểm soát các hoạt động của đơn vị còn phải cung cấp cho các đối tượng bên ngoài đơn vị theo quy định của pháp luật gồm:

Cung cấp đầy đủ thông tin về thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp cho nhà nước trên các báo cáo tài chính có liên quan theo quy định của pháp luật về kế toán. Thông tin về thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp cho nhà nước trên hệ thống BCTC là một trong những thông tin quan trọng của đơn vị sẽ là căn cứ quan trọng để các đối tượng bên ngoài đơn vị đưa ra các quyết định về quản lý, về đầu tư, về các mối quan hệ kinh tế,…đối với đơn vị

Cung cấp đầy đủ các thông tin về thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp cho nhà nước trên các báo cáo thuế theo quy định của pháp luật về Thuế. Thông tin về thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp cho nhà nước trên các báo cáo thuế giúp các cơ quan quản lý chứng năng kiểm tra, kiểm soát tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của đơn vị kế toán


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Cách làm báo cáo thuế

⇒ Mẫu bảng kê mua vào bán ra

⇒ Học kế toán thực hành - Dạy thực tế trên chứng từ doanh nghiệp bạn

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo