Cách hạch toán cho mượn hàng hóa và doanh nghiệp có phải xuất hóa đơn khi cho mượn hàng hóa không, chứng từ cho mượn hàng hóa gồm những gì
Đối với doanh nghiệp cho mượn hàng hóa |
Đối với doanh nghiệp đi mượn hàng hóa |
- Khi xuất hàng hoá, nguyên liệu cho vay cho mượn Nợ TK 1388 Có TK 152,156 - Khi cho vay có tính lãi, khoản lãi được hạch toán như sau: + Nếu lãi nhận theo từng kỳ Nợ TK 111,112 Có TK 515 + Nếu lãi nhận ngay từ lần đầu: ++ Khi nhận tiền lãi Nợ TK 111,112 Có TK 3387 ++ Từng kỳ phân bổ doanh thu : Nợ 3387 Có TK 515 + Nếu lãi nhận vào cuối kỳ ++ Từng kỳ tính lãi: Nợ TK 3388: Chi tiết đối tác vay mượn Có TK 515 - Khi nhận hàng trả lại : Nợ TK 152,156 Có TK 1388
|
- Khi nhận hàng hoá, vật liệu vay mượn: Nợ TK 152, 156 Có TK 3388 - Nếu vay mượn hàng hoá có chịu lãi: + Nếu lãi trả từng kỳ : Nợ TK 635 Có TK 111,112 + Nếu lãi trả trước ++ Khi trả tiền lãi Nợ TK 635, 242 Có TK 111,112 ++ Hàng kỳ phân bổ lãi vay: Nợ TK 635 Có TK 242 + Nếu lãi trả sau ++ Hàng kỳ trích lãi phải trả: Nợ TK 635 Có TK 335 ++Khi trả lãi : Nợ TK 335 Có TK 111,112 - Khi trả lại hàng hoá, vật liệu vay mượn Nợ TK 3388 Có TK 152,156
|
*Căn cứ:
– Điểm b, Khoản 1, Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định nguyên tắc lập hóa đơn
– Điều 3 khoản 7 Thông tư số 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC)
– Tại khoản 2 điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC
*Theo đó:
– Về hóa đơn: Giai đoạn từ 2014 trở đi doanh nghiệp xuất vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp thì doanh nghiệp cho mượn và đi mượn không cần phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT.
Xem cụ thể trích từ khoản 2 điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC
“2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:
“4. Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ.
Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT.
Trường hợp cơ sở kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định (tài sản cố định tự làm) để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn. Thuế GTGT đầu vào hình thành nên tài sản cố định tự làm được kê khai, khấu trừ theo quy định.
Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT.”
– Hợp đồng vay mượn
– Phiếu Xuất kho
– Biên bản bàn giao tài sản
– Biên bản kiểm kê số lượng chất lượng hàng hóa, nguyên vật liệu, tài sản
Bài viết trước: Các phương thức vận tải quốc tế hiện nay
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
⇒ Học kế toán thực hành - Lớp khai giảng trong tháng này giảm 50% học phí
⇒ Gia sư kế toán tại nhà - Bạn cần một kế toán trưởng gia sư dạy tại nhà
⇒ Học kế toán online - Phương pháp dạy 1 kèm 1 trực tiếp kế toán trưởng cầm tay chỉ việc