KẾ TOÁN THỰC TẾ - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN


lớp học kế toán thực hành

dịch vụ kế toán thuế

học kế toán online

khóa học gia sư kế toán

Các nghiệp vụ kế toán đầu tư chứng khoán theo thông tư 200


Các nghiệp vụ kế toán đầu tư chứng khoán theo thông tư 200 và cách hạch toán định khoản các nghiệp vụ phổ biến liên quan tới chứng khoán

1. Các nghiệp vụ kế toán đầu tư chứng khoán

* Các loại chứng khoán

 - Chứng khoán ngắn hạn: Là loại chứng khoán đầu tư trong thời hạn tối đa 1 năm; chứng khoán ngắn hạn là một loại tài sản lưu động tương đương tiền vì khả năng thu hồi trở lại thành tiền rất ngắn hạn của nó. Các loại chứng khoán ngắn hạn được tính vào năng lực trả nợ ngắn hạn tức thời của doanh nghiệp.

- Chứng khoán dài hạn (cổ phiếu, trái phiếu: chính phủ, địa phương, công ty...): Là khoản đầu tư tài chính có kỳ hạn trên 1 năm; chứng khoán dài hạn đầu tư ngoài mục đích sinh lợi tiền vốn, còn vì mục đích đầu tư quyền lực vào các tổ chức, doanh nghiệp (tham gia quyền kiểm soát, quyền lãnh đạo, chỉ huy, phân phối...).

* Nguyên tắc kế toán nghiệp vụ đầu tư chứng khoán

- Chứng khoán đầu tư phải được ghi sổ theo giá mua vào ở thời điểm đầu tư. Giá mua có thể là mệnh giá chứng khoán, có thể là giá thoả thuận khi mua. Giá gốc chứng khoán phản ánh tất cả các phí tổn bỏ ra để doanh nghiệp được cầm giữ chứng khoán và hưởng lợi (giá mua, chi phí đầu tư, chi phí môi giới, dịch vụ phí ngân hàng, thuế, lệ phí...)

 - Kế toán chứng khoán phải được chi tiết cho từng loại chứng khoán theo mục đích đầu tư, thời hạn thu hồi, vừa ghi theo mệnh giá, vừa ghi theo giá đầu tư.

- Các khoản thu hồi, chi phí cho đầu tư chứng khoán (lỗ, lãi) phản ánh vào doanh thu, chi phí tài chính.

- Đối với khoản tiền lãi đầu tư nhận được từ khoản đầu tư cổ phiếu, trái phiếu thì chỉ có phần tiền lãi của các kỳ sau khi DN mua khoản đầu tư này mới ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính, còn khoản tiền lãi đầu tư nhận được từ các khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi DN mua lại khoản đầu tư đó thì được ghi giảm giá trị của chính các khoản đầu tư đó.

Cuối mỗi niên độ, nếu giá thị trường thấp hơn giá gốc, doanh nghiệp phải lập dự phòng cho chứng khoán bị giảm giá.

2. Tài khoản sử dụng

Kế toán nghiệp vụ đầu tư chứng khoán được thực hiện trên 2 tài khoản: TK 121 và TK 228.

* Tài khoản 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn: Tài khoản 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn được dùng phản ánh tình hình mua, bán, thanh toán chứng khoán có thời hạn thu hồi trong 1 kỳ hoặc 1 năm. Tài khoản 121 được mở chi tiết cho từng loại (cổ phiếu, trái phiếu...) và theo dõi khi đầu tư cho tới khi thu hồi.

Kết cấu nội dung tài khoản 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn:

Bên Nợ:

- Trị giá đầu tư tại thời điểm mua vào của chứng khoán.

- Chứng khoán dài hạn chuyển thành ngắn hạn.

Bên Có:

- Trị giá gốc chứng khoán đã chuyển nhượng, bán thu hồi khi đến hạn, hoặc thanh toán.

Số dư Nợ: Trị giá gốc của chứng khoán ngắn hạn đang đầu tư.

Tài khoản 121 có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1211 - Cổ phiếu.

- Tài khoản 1212 - Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu.

* Tài khoản 228 - Đầu tư dài hạn khác: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại đầu tư dài hạn khác ngoài các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát. Các khoản đầu tư dài hạn khác bao gồm: các khoản đầu tư vào đơn vị khác mà doanh nghiệp nắm giữ ít hơn 20 % quyền biểu quyết, đầu tư trái phiếu, cho vay vốn, đầu tư dài hạn khác, mà thời hạn nắm giữ, thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm.

Kết cấu nội dung TK 228:

Bên Nợ: Giá trị thực tế các khoản đầu tư dài hạn khác tăng.

Bên Có: Giá trị thực tế các khoản đầu tư dài hạn khác giảm.

Số dư Nợ: Giá trị thực tế các khoản đầu tư dài hạn khác hiện có của doanh nghiệp.

TK 228 - Đầu tư dài hạn - Có 3 tài khoản cấp 2:

- TK 2281 - Cổ phiếu: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại cổ phiếu đầu tư dài hạn hoặc góp vốn mà doanh nghiệp nắm giữ ít hơn 20 % quyền biểu quyết ở doanh nghiệp khác.

- TK 2282 - Trái phiếu: phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động vcủa các loại trái phiếu dài hạn của doanh nghiệp.

- TK 2288 - Đầu tư dài hạn khác: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của vốn cho vay hoặc đầu tư dài hạn khác.

3. Phương pháp kế toán kế toán đầu tư chứng khoán

* Khi mua chứng khoán đầu tư: Căn cứ loại chứng khoán mua, kế toán ghi sổ chi tiết và tổng hợp tài khoản theo giá phí đầu tư thực tế theo định khoản sau:

Nợ TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn

Nợ TK 228 - Đầu tư dài hạn khác (2281, 2282)

Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - TGNH

Có TK 311 - Vay ngắn hạn

Có TK 341 - Vay dài hạn

Có TK 331 - Phải trả nhà cung cấp chứng khoán.

- Định kỳ thu lãi chứng khoán có kỳ hạn đầu tư (nếu có), ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (Nhận tiền lãi)

Nợ TK 112 - TGNH (Nhận tiền lãi)

Nợ TK 138 (1388) - Phải thu khác (chưa nhận lãi)

Nợ TK 121 - Bổ sung vốn đầu tư chứng khoán ngắn hạn

Nợ TK 228 - Bổ sung vốn đầu tư chứng khoán dài hạn

Có TK 515 - Lãi đầu tư chứng khoán.

Ví dụ 1: Công ty “X” mua vào các loại chứng khoán sau để đầu tư:

1- Cổ phiếu “M” kỳ hạn 6 tháng, số lượng mua 100, giá mua theo mệnh giá trả bằng chuyển khoản: 1.000.000đ / cổ phiếu.

2- Trái phiếu kho bạc đầu tư dài hạn 2 năm, số lượng mua: 30, giá mua trả 50% bằng chuyển khoản, 50 % số tiền còn nợ người bán theo mệnh giá 20.000.000đ / trái phiếu.

Định khoản:

 Bút toán 1:

Nợ TK 121 (1211 - M)    100.000.000đ

Có TK 112                       100.000.000đ

Bút toán 2:

Nợ TK 228 (2282 - N)     600.000.000đ

Có TK 112                       300.000.000đ

Có TK 331                       300.000.000đ

* Khi chuyển nhượng chứng khoán trong hạn - có thể phát sinh lãi, lỗ do bán chuyển nhượng:

+ Nếu có lãi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (ghi theo trị giá chuyển nhượng)

Nợ TK 112 - Tiền gửi (ghi theo trị giá chuyển nhượng)

Nợ TK 131 - Phải thu (ghi theo giá chuyển nhượng)

Có TK 121, 228 - Đầu tư chứng khoán (ghi theo giá gốc)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (ghi phần lãi).

+ Nếu bán lỗ: Trường hợp chứng khoán giảm giá, chuyển nhượng chấp nhận thua lỗ, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (ghi thu số thực thu - giá bán)

Nợ TK 112 - TGNH (ghi thu số thực thu - giá bán)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (ghi số lỗ)

Có TK 121, 228 - Đầu tư chứng khoán (ghi theo giá gốc).

Ví dụ 2: Công ty “X” bán lại các cổ phiếu và trái phiếu đầu tư để thu hồi vốn.

1. Bán cổ phiếu “N” chấp nhận lỗ.

+ Số lượng cổ phiếu “N” bán: 150.

+ Giá gốc đầu tư khi mua vào: 2.000.000đ / cổ phiếu.

+ Giá bán cổ phiếu là 1.950.000đ / cổ phiếu, đã thu bằng bằng tiền mặt 30 % số tiền bán; bằng chuyển khoản 70 %.

+ Cổ phiếu “N” là khoản đầu tư ngắn hạn.

2. Bán trái phiếu dài hạn “K” có lãi:

+ Số lượng trái phiếu “K” bán ra: 20.

+ Giá gốc đầu tư khi mua vào: 25.000.000đ / trái phiếu.

+ Giá bán trái phiếu là 26.000.000đ / cổ phiếu, đã thu bằng bằng chuyển khoản 50 %, số còn lại phải thu.

Kế toán ghi: 2.1. Ghi cổ phiếu ngắn hạn “N” bán chịu lỗ:

Nợ TK 111                                      87.750.000đ

Nợ TK 112                                    204.750.000đ

Nợ TK 635                                        7.500.000đ

Có TK 121 (1211 - N)                  300.000.000đ

2.2. Ghi trái phiếu “K” đầu tư dài hạn bán có lãi.

Nợ TK 112                           260.000.000đ

Nợ TK 131                           260.000.000đ

Có TK 228 (2282 - K)         500.000.000đ

Có TK 515                             20.000.000đ

- Trong quá trình cầm giữ chứng khoán đầu tư, nếu có phát sinh các khoản chi, kế toán ghi vào chi phí tài chính tại kỳ phát sinh cho quảng cáo, chi môi giới mua, bán...):

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - TGNH

Có TK 331 - Phải trả nhà cung cấp

Có TK 338 (3388) - Phải trả khác.

- Khi thanh toán chứng khoán đến hạn:

Nợ TK 111, 112 - Giá thanh toán

Có TK 121, 228 - Số tiền gốc đầu tư

Có TK 515 - Số tiền lãi.

- Đối với khoản tiền lãi đầu tư nhận được từ khoản đầu tư cổ phiếu, trái phiếu thì chỉ có phần tiền lãi của các kỳ sau khi DN mua khoản đầu tư này mới ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính, còn khoản tiền lãi đầu tư nhận được từ các khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi DN mua lại khoản đầu từ đó thì được ghi giảm giá trị của chính các khoản đầu tư đó:

Nợ TK 111, 112 - Số lãi thực thu

Có TK 515 - Số lãi của kỳ DN đầu tư

Có TK 121, 228 – Số lãi của các kỳ trước khi DN đầu tư.

Sơ đồ kế toán đầu tư chứng khoán

 

Các nghiệp vụ kế toán đầu tư chứng khoán

Trên là các nghiệp vụ kế toán đầu tư chứng khoán theo thông tư 200 cho các bạn tham khảo nhé


Bài viết liên quan

Học kế toán thực hành - Dạy cấp tốc mọi trình độ

⇒ Học kế toán online - Ở đâu tốt nhất

⇒ Gia sư kế toán - Dạy 1 kèm 1 theo yêu cầu

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo