KẾ TOÁN THỰC TẾ - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN


lớp học kế toán thực hành

dịch vụ kế toán thuế

học kế toán online

khóa học gia sư kế toán

Bài tập kế toán quản trị mới nhất


Bài tập kế toán quản trị mới nhất gồm đầy đủ các dạng bài tập kế toán quản trị 1 và kế toán quản trị 2

Dạng bài tập lý thuyết và trắc nghiệm kế toán quản trị 1

I. Hãy xem xét các câu sau đúng hay sai:

1.  Kế toán quản trị (KTQT) cung cấp thông tin một cách bình đẳng cho các cổ đông và cho các nhà quản trị của công ty.

2.  Các bước để thực hiện các mục tiêu của một tổ chức được vạch ra qua việc lập kế hoạch chiến lược.

3.  Trong thực tế việc  lập kế hoạch,  tổ chức thực hiện  và  kiểm soát việc thực hiện  không liên quan đến việc ra quyết định.

4.  Đánh giá hoạt động là một phần quan trọng của chức năng kiểm soát của quản lý.

5.  Tất cả những thông tin mà các nhà quản trị cần biết đều được hệ thống kế toán cung cấp.

6.  KTQT tập trung nhiều vào từng bộ phận cụ thể của doanh nghiệp hơn là xem xét doanh nghiệp một cách tổng thể.

7.  Cả KTQT và KTTC đều phải tuân thủ theo các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi.

8.  KTQT quan tâm nhiều đến sự chính xác của các số liệu hơn là KTTC.

9.  KTQT được vận dụng từ nhiều các môn khoa học khác.

10.   KTQT chủ yếu hướng vào quá khứ hơn là tương lai.

11.   Cả KTQT và KTTC đều bắt buộc phải có trong mỗi tổ chức.

12.   Cả KTQT và KTTC đều cùng dựa vào một hệ thống thông tin kế toán.

13.   Cả KTQT và KTTC đều tập trung vào việc cung cấp thông tin cho nội bộ doanh nghiệp.

14.   Nhìn chung các nhà quản trị cần các thông tin chi tiết về các nghiệp vụ hơn là các thông tin tổng hợp được rút ra từ các sổ sách kế toán.

15.   KTQT giúp các nhà quản lý quyết định cách thức sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp.

16.   Báo cáo do KTQT lập đáp ứng cả yêu cầu kịp thời và phù hợp với các quyết định của nhà quản lý.

17.   Các báo cáo của KTTC và KTQT phục vụ cùng một đối tượng quan tâm.

18.   KTTC liên quan đến việc các báo cáo kế toán sẽ ảnh hưởng như thế nào tới hành vi của các nhà quản lý.

19.   KTQT có thể lập các báo cáo cho kỳ 3 hoặc 5 năm.

20.   Các báo cáo KTTC là các báo cáo có mục đích tổng quát.

21.  Kiểm soát quản lý đề cập chủ yếu đến việc thiết lập giới hạn chi tiêu tối đa cho doanh nghiệp.

22.  So sánh với các báo cáo kế toán quản trị điểm hình, các báo cáo kế toán tài chính có thể chỉ tập trung vào kết quả thực tế của kỳ kinh doanh vừa qua.

23. Không có sự khác biệt quan trọng nào về mặt khái niệm giữa kế toán quản trị cho các đơn vị sản xuất và các đơn vị dịch vụ.

24.  Một trong những trở ngại của nhân viên kế toán quản trị chuyên nghiệp là do nghề nghiệp tập trung vào phạm vi hẹp nên rất ít người được đề bạt lên các vị trí quản lý cấp cao trong đơn vị.

25.  Một trong những thuận lợi của nhân viên kế toán quản trị chuyên nghiệp là nghề này là một trong số ít nghề có tính ổn định, các kỹ thuật học được hôm nay, 10 năm sau vẫn có thể sử dụng được.

II. Chọn câu trả lời đúng

1.  Chức năng kiểm soát được thực hiện bởi: (1) các kế toán viên;  (2) các nhà quản lý(3) các kiểm toán viên nội bộ  (4) hệ thống kế toán

2.  Đối với kế toán quản trị, khó khăn chỉ có trong các đơn vị dịch vụ không phải là:

 (1) nhiều lao động 

(2) sản phẩm đầu ra đa dạng 

(3)khó xác định sản phẩm đầu ra 

(4) không câu nào đúng

3.  Người phụ trách kế toán quản trị trong đơn vị có thể được ví như ai trên một con tàu: (1) thuyền  trưởng  (2) kỹ sư vận hành máy  (3) đầu bếp  (4) Hoa tiêu   (5) thuyền phó

Dạng bài tập kế toán quản trị thứ 2

I. Hãy xem xét các câu sau đúng hay sai:

1.  CPSX chung thực tế được tính trực tiếp vào tàI khoản CPSXKD dở dang ngay khi chúng phát sinh.

2.  Một công ty sản xuất kinh doanh đồ nội thất có thể sử dụng phương pháp xác định chi phí theo công việc.

3.  Theo phương pháp FIFO, CP trong sản phẩm dở dang đầu kỳ được giữ tách rời với CP phát sinh trong kỳ.

4.  Phương pháp xác định CP theo công việc được áp dụng ở các đơn vị có sản phẩm đầu ra đồng nhất.

5.  Hầu hết CPSX chung là các CP trực tiếp nên có thể xác định dễ dàng cho từng công việc cụ thể.

6.  Nói chung tỷ lệ phân bổ CPSX chung ước tính được xác định hàng tháng hơn là hàng năm với mục đích tăng độ chính xác của các chi phí đơn vị sản phẩm.

7.  Theo phương pháp FIFO, số SP hoàn thành đưa ra khỏi phân xưởng được chia thành 2 bộ phận riêng biệt: một bộ phận bao gồm các sp dở dang từ kỳ trước chuyển sang được tiếp tục chế biến hoàn thành trong kỳ này và một bộ phận bao gồm các sp bắt đầu SX và hoàn thành trong kỳ này.

8.  Phiếu theo dõi CP theo công việc được sử dụng để ghi chép tất cả các khoản CP tính cho một công việc cụ thể.

9.  CP bán hàng và CPQLDN được cộng vào tàI khoản CPSX chung.

10.  Tất cả NVL mua trong kỳ đều nằm trong giá trị sản phẩm hoàn thành.

11. TàI khoản CPSX chung có số dư Nợ cuối kỳ nghĩa là CPSX chung đã bị phân bổ thiếu trong kỳ.

12.  Phân bổ phần CPSX chung phân bổ thừa (thiếu) vào các tàI khoản CPSXKD dở dang, thành phẩm, và giá vốn hàng bán là phương pháp chính xác hơn phương pháp kết chuyển hết phần CPSX chung phân bổ thừa (thiếu) vào tàI khoản giá vốn hàng bán.

13.  Công ty Điện lực, nhà máy nước là những đơn vị sử dụng phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất.

14.  Theo phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất, việc xác định CP NVL trực tiếp, CP nhân công trực tiếp và CPSX chung cho từng đơn đặt hàng cụ thể là quan trọng giống như phương pháp xác định chi phí theo công việc.

15.  Với phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất, người ta sử dụng báo cáo CPSX chứ không sử dụng phiếu theo dõi chi phí theo công việc.

16.  Xác định chi phí theo phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất khó hơn phương pháp xác định chi phí theo công việc.

17.  Theo phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất, tàI khoản CPSXKD dở dang được mở chi tiết cho từng phân xưởng.

18. Thông tin về chi phí sản xuất sản phẩm là số liệu phản ánh quá khứ nên nó ít được các nhà quản trị sử dụng.

19.  Phương pháp FIFO và phương pháp bình quân sẽ cho các kết quả rất khác nhau.

20. Số dư cuối kỳ của tàI khoản CPSXKD dở dang được chuyển hết sang tàI khoản giá vốn hàng bán.

21.  Đứng trên quan đIểm kiểm soát CP, phương pháp bình quân có tính ưu việt hơn p.pháp FIFO.

II. Hãy chọn câu trả lời đúng:

Bài tập bổ sung KTQT I năm học 2014  4

1.  Số dư Nợ tàI khoản CPSX chung 31/12 là 10.000.000, các tàI khoản khác có số dư như sau: NVL  –50.000.000;  CPSXKD  dở  dang  –  40.000.000;  Thành  phẩm  –  60.000.000;  Giá  vốn  hàng  bán  –100.000.000. Nếu công ty phân bổ số CPSX chung phân bổ thiếu vào các tàI khoản thì phần CPSX chung phân bổ cho tàI khoản CPSXKD dở dang sẽ là:

a)2.000.000

b)4.000.000

c)1.600.000

d)Cả 3 câu trên đều không đúng.

2.  Công ty Delta xác định tỷ lệ phân bổ CPSX chung ước tính trên cơ sở số giờ máy chạy. Năm 2013công ty ước tính CPSX chung là 60.000.000 và ước tính số giờ máy chạy là 40.000 giờ. Số liệu thực tế năm 2013  như sau: CPSX chung 65.100.000, số giờ máy chạy 42.000 giờ. CPSX chung phân bổ thừa (thiếu) năm 2013  sẽ là: a) thiếu 2.100.000 b) thừa 3.000.000 c)thừa 5.100.000 d)Cả 3 câu trên đều không đúng.

3.  Năm 2013, công ty   A ước tính CPSX chung là 100 triệu, CPSX chung thực tế phát sinh là 90 triệu và CPSX chung đã phân bổ là 92 triệu. CPSX chung của công ty năm 2013  là: a)Phân bổ thiếu 10 triệu.

b) Phân bổ thiếu 8 triệu. c)Phân bổ thừa 2 triệu. d) Phân bổ thừa 10 triệu.

4.  Ngày 1/1 tàI khoản CPSXKD dở dang của công ty Beta có số dư 18.000.000. Trong năm công ty mua 40.000.000 NVL và xuất cho SX 75.000.000 NVL. Tổng số thù lao lao động cho phân xưởng trong năm là 70.000.000, trong đó 60.000.000 là trả cho lao động trực tiếp. Tỷ lệ phân bổ CPSX chung ước tính trong năm là 150% CP nhân công trực tiếp. Tổng CPSX chung  tt  trong năm là 92.000.000. Tổng chi phí của các công việc hoàn thành trong năm là 190.000.000. Ngày 31/12 số dư tàI khoản CPSXKD dở dang sẽ là: a)13.000.000

b)18.000.000

c)15.000.000

d)Cả 3 câu trên đều không đúng.

5.  CPSX chung được phân bổ thừa trong kỳ  nghĩa là: a)tỷ  lệ phân bổ CPSX chung ước tính thấp quá

b)CPSX chung phát sinh thực tế nhiều hơn CPSX chung đã phân bổ c)Quá nhiều CP đã được tính cho sản phẩm SX d)Cả 3 câu trên đều không đúng.

6.  Công ty M có 6.000.000 CP NVL trực tiếp trong sp dở dang đầu kỳ. Trong kỳ CP NVL trực tiếp phát sinh là 75.000.000. Công ty có 20.000 sp tương đương tính theo CPNVL trực tiếp trong kỳ và công ty áp dụng phương pháp FIFO. CP NVL trực tiếp tính cho đơn vị sp  tđ  sẽ là:

a)3,75

b)40,05

c)0,30

d) )Cả 3 câu trên đều không đúng.

7.  Trong phương pháp xác định chi phí theo công việc, tàI liệu cơ bản để ghi chép CP của từng công việc là:

 a)Phiếu xuất kho vật tư.

b) Phiếu CP công việc

c)Phiếu theo dõi thời gian lao động

d)Cả 3 câu trên đều không đúng.

8.  Công ty D áp dụng phương pháp bình quân. Sản phẩm dở dang đầu kỳ có CP chế biến là 8.000.000; CP chế biến phát sinh trong kỳ là 64.000.000. Trong kỳ công ty có 40.000 sản phẩm tương đương tính theo CP chế biến. Nếu công ty có 10.000 sản phẩm dở dang cuối kỳ  với mức độ hoàn thành 30% (CP chế biến) thì CP chế biến tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ là:

a)12.600.000

b)4.800.000

c)11.200.000

d)5.400.000.

9.  Năm 2013  công ty  E bắt đầu SX 8000sp. Ngày 1/1/13  công ty có 2000sp dở dang với mức độ hoàn thành 60% và ngày 31/12/13  có 3000sp dở dang với mức độ hoàn thành 50%. Trong năm công ty đã SX hoàn thành 7000sp. Công ty áp dụng phương pháp FIFO, số lượng sp tương đương tính riêng cho năm 2013 là: a)8300 b)7700 c)7300 d)700 e) Cả 4 câu trên đều không đúng.

10. Với số  liệu trên nếu công ty áp dụng phương pháp bình quân, số lượng sp tương đương của công ty sẽ là:

a)8200

b)8500

c)9200

d)9500

e) Cả 4 câu trên đều không đúng.

III. ĐIền từ thích hợp vào chỗ trống:

1.  NVL sẽ được đưa ra khỏi kho vật tư khi có chứng từ là __________________.

2.  CPSX chung phân bổ cho từng công việc cụ thể sẽ được ghi Nợ vào tàI khoản ________________ và ghi Có vào tàI khoản _______________________.

3.  Một  công  ty  chuyên  in  các  đơn  đặc  hàng  đặc  biệt  nên  sử  dụng  phương  pháp  xác  định  CP ____________________ hơn là phương pháp xác định CP ---------

4.  ______________________ được sử dụng để tổng hợp các CP xác định cho một công việc cụ thể.

5.  Nếu CPSX chung phân bổ vào tàI khoản CPSXKD dở dang ít hơn CPSX chung thực tế phát sinh nghĩa là CPSX chung đã được phân bổ __________________.

6.  Cách chính xác nhất để xử lý phần CPSX chung phân bổ thừa (thiếu) là phân bổ nó vào các tàI khoản _________________, ______________________ và ______________________.

7.  TàI khoản CPSX chung có số dư Nợ nghĩa là CPSX  chung đã được phân bổ ___________, và nếu có số dư có nghĩa là CPSX chung đã được phân bổ ____________________.

8.  Theo phương pháp _______________________ sản phẩm dở dang đầu kỳ được xử lý giống như những sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ.

9.  Theo phương pháp ________________________ sản phẩm dở dang đầu kỳ được giữ tách biệt với các sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ.

10.  Trong báo cáo sản xuất, CP nhân công trực tiếp và CPSX chung được cộng lại với nhau và gọi là chi phí _________________________.

11.  Tỷ lệ phân bổ CPSX chung ước tính có thể được xác định bằng cách chia _____________ cho tổng số giờ ____________ hoặc các tiêu thức phân bổ khác._______________________


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Gia sư kế toán tại nhà - Dạy kèm 1 -1 theo yêu cầu cho người mất gốc

⇒ Học kế toán nội bộ - Quản trị doanh nghiệp

⇒  Học kế toán thực hành - Khai giảng theo lớp các khóa học thực tế 

 

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo